PHÂN ĐẠM VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHÂN ĐẠM-CON DAO 2 LƯỠI Loài người sẽ không cần đến phân bón nếu dân số chỉ trong giới hạn 1 tỷ người. Phân vô cơ đã trở thành cứu cánh và lượng sử dụng cứ tăng tỷ lệ thuận với việc dân số hành tinh cứ tăng dần đến 6 tỷ như hiện nay. Phân bón là thức ăn của cây trồng bao gồm 16 nguyên tố cơ bản, | PHÂN ĐẠM VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHÂN ĐẠM-CON DAO 2 LƯỠI Loài người sẽ không cần đến phân bón nếu dân số chỉ trong giới hạn 1 tỷ người. Phân vô cơ đã trở thành cứu cánh và lượng sử dụng cứ tăng tỷ lệ thuận với việc dân số hành tinh cứ tăng dần đến 6 tỷ như hiện nay. Phân bón là thức ăn của cây trồng bao gồm 16 nguyên tố cơ bản chia ra 3 nhóm đa lượng trung lượng và vi lượng. Nhóm đa lượng bao gồm đạm lân và kali trong đó đạm là một trong các yếu tố cơ bản nhất. Phân đạm có nhiều loại phổ biến nhất là urea CO NH2 2 có 46 đạm nguyên chất đạm a môn nitrat NH4NO2-còn gọi là đạm 2 lá có 30-40 đạm nguyên chất đạm sunfat NH4 2SO4-còn gọi là SA có 19-21 đạm nguyên chất đạm clorua a môn NH4CL có 22-24 đạm nguyên chất. Ngoài ra còn có một số đạm không phổ biến rộng như dung dịch amoniac NH3 canxi xianmit CaCN2 a môn bicacbonat NH4HCO3 a môn cacbonat NH4 2CO3 đạm trong phân phốt phát DAP Dù ở dạng nào phân đạm vẫn có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cây trồng nếu thiếu đạm thì cây còi cọc vàng úa không có năng suất nhưng nếu dư thừa đạm cũng gây nên nhiều bất lợi cho quá trình phát triển của cây trồng như cành lá phát triển quá mức trong lúc rễ lại kém phát triển thân non mềm dễ đổ ngã cây chậm ra hoa ít hoa khó đậu quả quả không chắc hạt lá non mềm lại có màu xanh đậm nên càng hấp dẫn côn trùng cắn phá tạo điều kiện cho nấm vi khuẩn xâm nhập. Dư đạm khả năng chống chịu của cây với điều kiện ngoại cảnh như hạn mặn phèn nấm bệnh cũng kém đi. SỰ THẤT THOÁT TỰ NHIÊN CỦA PHÂN ĐẠM Dù có nhiều loại nhưng phân đạm chỉ có 2 dạng dạng a môn NH4 và dạng nitrat NH3 và được cây đồng thời sử dụng cả 2 dạng này. Nghiên cứu của Dobermann Fairhurst công bố năm 2000 cho biết để có năng suất 6T ha cây lúa cần 162 kgN ha trong đó có 115 kg N từ phân bón 2 kg N từ nước mưa 5 kg N từ nước tưới và 40 kg N từ cố định khí N2. Tất nhiên cây chỉ sử dụng 63 kg N cho hạt lúa 40 kg N cho rơm rạ còn lại 60 kg N bị thất thoát trong đó thất thoát do trực di chiếm 10 kg và thất thoát do bay hơi chiếm 50 kg. Với .