Tham khảo tài liệu 'tài nguyên rừng và nguyên nhân suy thoái rừng trên thế giới t', tài liệu phổ thông, sinh học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Tài nguyên rừng và nguyên nhân suy thoái rừng trên thế giới Tài nguyên sinh vật là nguồn sống chính của loài người nền tảng của mọi nền văn minh trong lịch sử phát triển của nhân loại. Tài nguyên sinh vật có giá trị cho cuộc sống của con người là rừng và các động vật hoang dã sống trong rừng là các nguồn lợi thủy sản chứa trong các sông hồ đồng ruộng đặc biệt tiềm tàng trong các biển và đại dương. Rừng là yếu tố quan trọng nhất của sinh quyển và có ý nghĩa lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội sinh thái và môi trường. Trên thực tế rừng đã có lịch sử phát triển lâu dài nhưng những hiểu biết về rừng chỉ mới thực sự có được từ thế kỷ thứ XIX. Theo quan điểm học thuyết sinh thái học rừng được xem là hệ sinh thái điển hình trong sinh quyển Tansley 1935 Vili 1957 Odum 1966 . Rừng là sự thống nhất trong mối quan hệ biện chứng giữa sinh vật - trong đó thực vật với các loài cây gỗ giữ vai trò chủ đạo đất và môi trường. Rừng là dạng đặc trưng và tiêu biểu nhất của tất cả các hệ sinh thái trên cạn đồng thời cũng là đối tượng tác động sớm nhất và mạnh nhất của con người. Việc hình thành các kiểu rừng có liên quan chặt chẽ giữa sự hình thành các thảm thực vật tự nhiên với vùng địa lý và điều kiện khí hậu. Trong mỗi kiểu rừng được hình thành thì khí hậu đất đai và độ ẩm sẽ xác định thành phần cấu trúc và tiềm năng phát triển của thảm thực vật rừng. Các kiểu thảm thực vật rừng quan trọng trên thế giới là Rừng lá kim rừng Taiga vùng ôn đới có thành phần khá đồng nhất phân bố chủ yếu ở Bắc Mỹ Châu Âu Bắc Trung Quốc và một số vùng núi cao nhiệt đới. Kiểu rừng này có năng suất thấp hơn vùng nhiệt đới. Rừng rụng lá ôn đới phân bố ở vùng thấp hơn và gần vùng nhiệt đới hơn chủ yếu ở Đông Bắc Mỹ Nam Mỹ Châu Âu một phần Trung Quốc Nhật Bản Australia. Rừng mưa nhiệt đới có độ Đa dạng sinh học cao nhất. Phân bố chủ yếu ở vùng xích đạo thuộc lưu vực sông Amazone Nam Mỹ sông Congo Châu Phi Ấn Độ Malaysia. Trong đó dãi rừng Ấn Độ -Malaysia có sự đa dạng sinh học trên một đơn vị diện tích là .