TÓM TẮT Ở các bãi chôn lấp rác truyền thống, nước rò rỉ sinh ra có độ suy giảm chất hữu cơ nhanh, nhưng sau đó bị chững lại và có biểu hiện tồn tại khá bền vững trong thời gian dài, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Việc thay đổi chế độ vận hành (tuần hoàn nước rò rỉ) và tạo ra sự biến đổi môi trường hóa học (sunphat hóa) trong bãi chôn lấp đã đẩy nhanh quá trình vô cơ hóa đối với các thành | Thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy vi sinh rác và nước rò rỉ bằng thay đổi chế độ vận hành và môi trường hóa học trong bãi chôn lấp Tô Thị Hải Yến Nguyễn Thế Đồng Trịnh Văn Tuyên1 Kosuke Kawai Saburo Matsui2 1Viện Công nghệ môi trường 18 Hoàng Quốc Việt Cầu Giấy Hà Nội 2Đại học Nghiên cứu môi trường toàn cầu Đại học Tổng hợp Kyoto Nhật Bản TÓM TẮT Ở các bãi chôn lấp rác truyền thống nước rò rỉ sinh ra có độ suy giảm chất hữu cơ nhanh nhưng sau đó bị chững lại và có biểu hiện tồn tại khá bền vững trong thời gian dài làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Việc thay đổi chế độ vận hành tuần hoàn nước rò rỉ và tạo ra sự biến đổi môi trường hóa học sunphat hóa trong bãi chôn lấp đã đẩy nhanh quá trình vô cơ hóa đối với các thành phần khó phân hủy vi sinh. Nghiên cứu được khảo sát ở các mô hình đối chứng sát với điều kiện tự nhiên có và không có sự thay đổi môi trường khảo sát qua các chỉ số TOC IC. 1. MỞ ĐẦU Giải quyết ô nhiễm môi trường do nước rò rỉ từ bãi chôn lấp là vấn đề kỹ thuật phức tạp không chỉ riêng đối với nước ta mà cả trên thế giới. Đó là nước rác chứa nhiều thành phần khó phân hủy sinh học gây mùi màu ô nhiễm kéo dài chi phí xử lý tốn kém. Việc nghiên cứu nhằm khắc phục những vấn đề còn tồn tại trên đã được nhiều công trình đề cập 3 4 5 6 7 8 9 . Việc chậm phân hủy một số chủng loại rác trong bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt là giấy và cành lá cây - loại có chứa thành phần lignin tới 15 2 trọng lượng khô 3 gây ra yếu tố phát thải khí mêtan rải rác kéo dài nơi bãi chôn lấp là điều không có lợi cho kinh tế và môi trường. Công trình nghiên cứu của Seog Ku Kim năm 1997 Đại học Kyoto Nhật Bản 3 với mô hình bãi chôn lấp rác là giấy và cành lá cây nước rỉ rác được tuần hoàn trở lại. Kết quả cho thấy trong mô hình có môi trường sunphat lượng cacbon phân hủy trong rác so với ở môi trường mêtan truyền thống xảy ra lớn hơn và đi vào nước rỉ rác hạn chế lượng phát thải cacbon dioxit vào không khí khí mêtan cũng bị hạn chế sinh ra sản phẩm ở dạng hydrosunphit trong