Lứa tuổi thiếu niên là lứa tuổi có nhiều biến động trong tâm lý, là lứa tuổi mà nhân cách con người bắt đầu qui tụ và nẩy nở. Ở lứa tuổi này, trong các em có một sức sống mạnh mẽ và đồng thời đây cũng là lứa tuổi mà sự cân bằng bị phá vỡ. Các em thiếu niên không còn là trẻ em, nhưng cũng chưa hẳn là người lớn. Ở độ tuổi các em còn thiếu kinh nghiệm, kiến thức còn non kém. Nếu như thiếu sự giúp đỡ, giáo dục đúng đắn, kịp thời của. | Đặc điểm tâm lý của tuổi thiếu niên Phật tử và phương pháp giáo dục Lứa tuổi thiếu niên là lứa tuổi có nhiều biến động trong tâm lý là lứa tuổi mà nhân cách con người bắt đầu qui tụ và nẩy nở. Ở lứa tuổi này trong các em có một sức sống mạnh mẽ và đồng thời đây cũng là lứa tuổi mà sự cân bằng bị phá vỡ. Các em thiếu niên không còn là trẻ em nhưng cũng chưa hẳn là người lớn. Ở độ tuổi các em còn thiếu kinh nghiệm kiến thức còn non kém. Nếu như thiếu sự giúp đỡ giáo dục đúng đắn kịp thời của người lớn thì các em rất dễ bị ngã vào những vấn đề tiêu cực của cuộc sống. Chính vì thế giáo dục thiếu niên Phật tử là một vấn đề rất cần thiết cho tương lai của đạo pháp và dân tộc. Người trồng cây muốn thu hoạch được nhiều hoa lợi thì phải chăm bón ngay khi cây đang còn non. Chúng ta muốn tương lai của đạo pháp dân tộc giống nòi được rạng rỡ thì không thể không lưu tâm đến công tác giáo dục thế hệ trẻ nhất là lứa tuổi thiếu niên. Để công tác giáo dục cho thiếu niên Phật tử đạt được kết quả tốt thiết nghĩ chúng ta cần tìm hiểu những đặc điểm tâm lý của các em. Ở lứa tuổi thiếu niên do sự biến đổi lớn về mặt sinh học sự phát triển không đồng đều về các bộ phận của cơ thể nhất là ở các chi làm cho các em thiếu niên có vẻ lóng ngóng vụng về không khéo léo khi làm việc thiếu thận trọng hay làm đổ vỡ. Điều này gây cho các em cảm giác khó chịu. Hơn nữa hệ thần kinh của thiếu niên chưa có khả năng chịu đựng những kích thích mạnh hoặc tính đơn điệu kéo dài. Chính điều này thường gây cho các em tình trạng bị ức chế hay ngược lại là bị kích động mạnh dẫn đến những phản ứng tiêu cực không đúng với bản chất của các em. Vì thế những người làm công tác giáo dục cha mẹ quí thầy quí cô các anh chị huynh trưởng thầy cô giáo . cần phải nhận thấy được vấn đề này để có sự hướng dẫn và tác động phù hợp. Không nên nói nặng lời với các em biết thông cảm và ân cần khuyên nhủ các em phải hết sức thận trọng khi nhận xét các em không nên chế giễu về sự vụng về lóng ngóng của các em. Vấn đề tiếp theo là .