Việc phân đoạn quá trình phát triển tâm lý người phác họa cho chúng ta thấy rõ những nét tâm lý đặc trưng cho từng lứa tuổi. Trong mỗi giai đoạn phát triển các nét tâm lý đặc trưng nảy sinh trên cơ sở kết hợp các điều kiện khách quan và chủ quan. | Một số nét tâm lý đặc trưng của lứa tuổi thanh niên Việc phân đoạn quá trình phát triển tâm lý người phác họa cho chúng ta thấy rõ những nét tâm lý đặc trưng cho từng lứa tuổi. Trong moi giai đoạn phát triển các nét tâm lý đặc trưng nảy sinh trên cơ sở kết hợp các điều kiện khách quan và chủ quan. Trong số các điều kiện khách quan vị thế xã hội của chủ thể có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Những thay đổi vì thế xã hội sẽ làm nảy sinh nhu cầu phát triển mới. Trình độ phát triển của các chức năng tâm lý trong giai đoạn trước cũng như trong giai đoạn hiện thời sẽ là điều kiện chủ quan đảm bảo cho những nhu cầu phát triển mới nảy sinh trở thành hiện thực. Như vậy quá trình phát triển tâm lý con người là một quá trình liên tục. Nói cách khác mỗi giai đoạn phát triển vừa mang tính kế thừa vừa mang tính phát triển. Điều đó cũng có nghĩa là việc phân đoạn quá trình phát triển tâm lý người chỉ có ý nghĩa tương đối. Không có gì đáng ngạc nhiên khi cùng một độ tuổi ví dụ độ tuổi 14 - 15 có người gọi là giai đoạn đầu của lứa tuổi thanh niên có tác giả lại cho đó là giai đoạn cuối của lứa tuổi thiếu niên. Hiện nay tồn tại nhiều cách phân đoạn quá trình phát triển của con người tùy thuộc vào góc độ nghiên cứu. Có thể xuất phát từ đặc điểm phát triển sinh lý cũng có thể đi từ góc độ xã hội học dựa vào sự thay đổi các dạng hoạt động xã hội. Nếu so sánh ngôn ngữ thông thường và ngôn ngữ khoa học thì nội dung các khái niệm thể hiện giai đoạn phát triển lại càng khác xa nhau. Riêng trong tâm lý học nếu loại trừ sự khác biệt trong quan điểm phân đoạn do tính liên tục của các quá trình phát triển. tạo ra nhìn chung có thể chấp nhận xác định lứa tuổi thanh niên là giai đoạn lừ 14 - 18 tuổi. Việc xác các định lứa tuổi thanh niên như vậy tương đối tương đồng với việc phân đoạn từ góc độ sinh lý học hay xã hội học. Tuy nhiên các ngưỡng tuổi trên và ngưỡng tuổi dưới có thể dịch chuyển chút ít độ 1 2 tuổi tùy thuộc vào đặc điểm phát triển lịch sử - xã hội đặc điểm giới và cả đặc điểm phát triển