Nếu bạn biết được “chìa khóa” về những phong tục của người Nhật, bạn sẽ đến gần hơn với người bản xứ và dễ tiếp cận với xã hội Nhật. | Kỳ thú trong giao tiêp ở xứ sở hoa Anh đào Nếu bạn biết được chìa khóa về những phong tục của người Nhật bạn sẽ đến gần hơn với người bản xứ và dễ tiếp cận với xã hội Nhật. Cúi đầu Cúi đầu chào nhau được xem như một nghệ thuật giao tiếp ở đất nước Phù Tang. Ngay từ khi bước vào tuổi đi học trẻ em đã được dạy dỗ về cách cúi đầu. Đối với du khách những chỉ dẫn đơn giản về nghệ thuật cúi đầu là rất cần thiết khi giao tiếp với người Nhật. Độ nghiêng của đầu ngang phần ngực được xem là hợp lý đối với buổi sơ giao. Thời gian và độ nghiêng của đầu khi cúi chào thể hiện địa vị và sự tôn trọng của người đối diện. Thông thường đối với bạn bè cúi đầu nhanh và nghiêng khoảng 30 độ là hợp lý. Nhưng đối với cấp trên ở công sở động tác cúi đầu chào lâu hơn và độ nghiêng thông thường thường là 70 độ. Tuy nhiên điều này cũng hết sức linh hoạt tùy thuộc vào địa vị tuổi tác và hoàn cảnh cụ thể. Việc xưng hô kèm theo chức danh bậc và học hàm cũng rất quan trọng. Một tiến sĩ hẳn sẽ cảm thấy hơi phiền lòng nếu tên ông ta không được xướng kèm chức danh và học vị. Phép tắc trong ăn uông Trong những bữa tiệc nếu bạn không phải người chủ trì hãy chỉ nâng ly cùng những người khác sau khi người chủ trì tuyên bố lý do hay phát biểu điều gì đó. Khi nâng ly bạn nên nâng cao ly lên và nói kampai chúc mừng . Nếu dùng bữa trong nhà hàng bạn được đưa một chiếc khăn ướt hãy dùng chiếc khăn này lau tay của bạn trước khi dùng bữa gấp cẩn thận để ở góc bàn. Nên nhớ đừng dùng để lau mặt hay lau miệng trong khi ăn. Ở Nhật tiếng húp sụp khi ăn mì hay những tiếng động tạo ra khi ăn được chấp nhận đôi khi điều này còn thể hiện thái độ lịch sự của khách vì nó nói lên rằng bạn cảm thấy rất ngon khi thưởng thức món ăn .