Hạ đường huyết nguy hiểm hơn tăng Nhắc đến bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), rất nhiều bệnh nhân, thậm chí cả thầy thuốc luôn nghĩ đến tình trạng đường huyết tăng cao và tìm mọi biện pháp để hạ chỉ số đường máu xuống mà quên rằng đường máu xuống thấp quá mức bình thường là rất nguy hiểm, thậm chí nguy hiểm hơn tăng đường huyết rất nhiều và có thể gây tử vong nhanh chóng nếu không được xử trí cấp cứu kịp thời. Nguy cơ gây hạ đường huyết (HĐH) Cũng như các cơ quan khác trong cơ thể,. | Hạ đường huyết nguy hiểm hơn tăng Nhắc đến bệnh đái tháo đường ĐTĐ rất nhiều bệnh nhân thậm chí cả thầy thuốc luôn nghĩ đến tình trạng đường huyết tăng cao và tìm mọi biện pháp để hạ chỉ số đường máu xuống mà quên rằng đường máu xuống thấp quá mức bình thường là rất nguy hiểm thậm chí nguy hiểm hơn tăng đường huyết rất nhiều và có thể gây tử vong nhanh chóng nếu không được xử trí cấp cứu kịp thời. Nguy cơ gây hạ đường huyết HĐH Cũng như các cơ quan khác trong cơ thể não sử dụng glucose như một nguồn năng lượng chính. Một phần nhỏ glucose được lấy từ glycogen chứa trong các tế bào hình sao nhưng lượng glycogen này chỉ đủ dùng trong vài phút. Phần lớn glucose được lấy từ máu và khi lượng đường trong máu giảm sẽ gây các triệu chứng về thần kinh TK . Theo hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ ADA Lượng đường máu an toàn lúc đói là 90 -130mg dl 5 0- 7 2mmol l Sau bữa ăn 1-2 giờ nhỏ hơn 180mg dl 10mmol l trước lúc đi ngủ vào khoảng 110 -150mg dl 6 0 -8 3mmol l Các triệu chứng TK xuất hiện khi lượng đường trong máu xuống dưới mmol L 65 mg dL và khi lượng đường máu xuống dưới mmol L 10 mg dL thì các nơ ron TK mất hoạt động điện học và bệnh nhân nhanh chóng đi vào hôn mê. Khi đường máu xuống thấp dưới ngưỡng cơ thể tăng sản xuất các hoóc môn làm tăng đường huyết như adrenaline glucargon theo cơ chế tự bảo vệ. Sự gia tăng các hóc môn này gây nên các triệu chứng kinh điển của hạ đường huyết như cảm giác cồn cào mạch nhanh da tái lạnh bủn rủn chân tay. Hạ đường huyết HĐH là một biến chứng hay gặp ở các bệnh nhân ĐTĐ đang được theo dõi điều trị bằng thuốc uống hoặc insulin tiêm. Các yếu tố nguy cơ bao gồm Dùng liều thuốc HĐH quá cao quá lâu Bệnh nhân kiêng khem quá mức Các yếu tố làm bệnh nhân bỏ ăn mà vẫn dùng thuốc như cúm nhiễm khuẩn. Do uống quá nhiều rượu nhất là uống rượu mà không ăn gì Dùng liều insulin chưa thích hợp Bệnh nhân đang dùng thêm các thuốc khác có thể gây HĐH hoặc dùng phối hợp nhiều loại thuốc HĐH với nhau mà theo dõi không kỹ . Có thể tử vong do chủ quan