Đề tài “Tác động của cơ chế huy động vốn và cho vay đến kết quả hoạt động của Ngân hàng phát triển Việt Nam”

Để thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước và mở rộng hoạt động xuất khẩu, các quốc gia trên thế giới đều có những chính sách và xây dựng các mô hình thực hiện chính sách phù hợp với điều kiện của mình. Ngân hàng phát triển Việt Nam - VDB (trước đây là Quỹ hỗ trợ phát triển - DAF) là một tổ chức tài chính Nhà nước được Chính phủ giao nhiệm vụ thực hiện Chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước | Việc thực thi một cách có hiệu quả chính sách TDĐT và TDXK của Nhà nước góp phần thúc đẩy chuyển dịch CCKT, đẩy mạnh xuất khẩu và khai thác những tiềm năng to lớn của đất nước cho sự nghiệp CNH, HĐH; góp phần tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Bằng nguồn vốn TDĐT, các dự án quan trọng của đất nước đang tích cực được triển khai như: Thuỷ điện Sơn La, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện, các nhà máy đóng tàu biển, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội. Các dự án này có ý nghĩa quan trọng trong việc làm tiền đề cho sự phát triển của các ngành, vùng trọng điểm. Tỷ trọng cho vay trong ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 47% năm 2003 lên 76% năm 2007, nâng phần đóng góp của ngành công nghiệp và xây dựng vào tốc độ tăng trưởng của GDP lên 2,34%. Cùng với các nguồn vốn khác của xã hội, TDĐT của Nhà nước đã góp phần thực hiện được mục tiêu xóa đói, giảm nghèo thông qua đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, giao thông nông thôn, hạ tầng làng nghề, hạ tầng nuôi trồng thủy sản, trong đó có sự quan tâm ĐTPT khu vực miền núi, tây nguyên và vùng sâu, vùng xa.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.