Chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với ASEAN từ năm 1991 đến nay, xoay quanh các vấn đề xây dựng quan hệ hài hòa , ổn định và hợp tác và phát sách đối ngoại vấp phải nhiều ảnh hưởng từ quan hệ quốc tế, những biến động về tình hình kinh tế thế giới đòi hỏi Việc mở rộng quan hệ quốc tế và lựa chọn đối tác phải hết sức cẩn trọng. Tuy nhiên Việt Nam luôn coi ASEAN là một đối tác chiến lược quan trọng nhất nhằm đảm bảo những mục tiêu. | Chỉ đến giữa thập kỉ 90 sự kiện này mới có điều kiện trở thành hiện thực là do những biến động to lớn trên thế giới cũng như sự thay đổi trong tư duy, chiến lược của các nhà lãnh đạo quốc gia. Chiến Tranh Lạnh kết thúc mở đầu cho thời kì hội nhập phát triển, cùng tồn tại hòa bình giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau và xu hướng khu vực hóa quốc tế hóa. Nhanh nhạy với những sự thay đổi này, và đáp lại nhu cầu cấp thiết về phát triển kinh tế của đất nước, những người đứng đầu Việt Nam chủ động học hỏi và nhận ra các nước ASEAN mà chúng ta từng nghi kị có nhiều tương đồng hơn là khác biệt với Việt Nam. Đông Nam Á là khu vực tồn tại một hệ thống đa dạng phong phú các thể chế chính trị, mô hình kinh tế, là điểm giao thoa của các nền văn hóa và các tôn giáo lớn trên thế giới, là cửa ngõ mà trong lịch sử các thế lực trên thế giới đều tranh giành tầm ảnh hưởng. Trong suốt chiều dài lịch sử và đặc biệt là trong thế kỉ XX các nước Đông Nam Á đều chịu nhiều máu lửa chiến tranh, bị biến thành thuộc địa hoặc phải lệ thuộc vào các cường quốc bên ngoài khu vực. Chính kinh nghiệm lịch sử đó đã hun đúc trong mỗi con người trong mỗi dân tộc tinh thần yêu nước và khát khao độc lập tự chủ. Và những người đứng đầu mỗi nước trong giai đoạn này đều tiến đến một nhận thức chung phát triển kinh tế và hợp tác khu vực là chìa khóa để đạt được ước mơ này.