Tham khảo tài liệu dân cư chăm pa , khoa học xã hội, lịch sử văn hoá phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Dựa trên kết quả khai quật ở Chaya (Nam Thái Lan), đã có những ý kiến về mối quan hệ giữa Chăm pa và bán đảo Malayxia được xác nhận từ đầu thế kỷ VII, những quan hệ không chỉ trong lĩnh vực thương mại mà cả trong văn hóa nghệ thuật. Từ giai đoạn Hoàn Vương trong văn hóa Chăm đã có những mối quan hệ với Chân Lạp và các quốc gia Đông Nam Á hải đảo đặc biệt là với Java, thể hiện qua những tác phẩm điêu khắc, kiến trúc ở cả nội dung lẫn phong cách nghệ thuật, thời kỳ này tính chất Visnu giáo và Phật giáo trong đời sống vương quyền trở nên trội hơn so với Siva giáo. Cũng như người Java, người Khơme xưa thì người Chăm cũng thần hóa vương quyền bằng hình tượng Linga, ngay từ những năm 400 tục thờ thần- vua đã có mặt ở Chăm pa. Vua Bhadravarman đã dâng cúng cả một vùng đất mà sau này là thánh địa Mỹ Sơn cho Bhadresvara (Siva), còn chính đức vua thì mang thần hiệu của chính vị thần mà mình thờ phụng. Và vai trò của vị vua được thần hóa cứ mạnh dần và rõ nét lên cả trong các nghi thức lẫn trong hình tượng Linga để rồi chính ông vua được thờ phụng chứ không phải thần Siva, và chính vua được tạc vào Linga như vua Pô klong Girai, vua Pô Rômê.