VÀI NÉT VỀ VĂN HOÁ VÀ VĂN HỌC CHĂMPA

Bài viết này được thực hiện không phải là kết quả của sự thôi thúc bởi những phát hiện mới về văn hoá và văn học Chăm. Nếu có một sự thôi thúc, thì ấy là sự thôi thúc bởi tình cảm của một người yêu mến văn hoá, văn học Chăm, mong muốn được nhìn thấy văn học Chăm hiện diện trong các bộ lịch sử văn học của Việt Nam. | Âm nhạc, văn hoá Chăm có ảnh hưởng vào xã hội Việt Nam, nhất là trong đời Lý-Trần. Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật là một thí dụ điển hình. Giỏi âm nhạc, Trần Nhật Duật cũng có niềm say mê đặc biệt các ngôn ngữ nước ngoài, rất thích chơi với người nước ngoài, tìm hiểu phong tục, tập quán, văn hóa và triết lý của họ. Từ Thăng Long, ông thường cưỡi voi đến chơi thôn Da-da-li - một thôn gồm người Việt gốc tù binh Chiêm Thành (Champa), sau gọi trệch là thôn Bà Già, có lẽ ở mạn Cổ Nhuế, Từ Liêm - có khi ba bốn ngày mới về. Văn hóa Chăm nhất là về âm nhạc, triết lý không những lôi cuốn ông mà có ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội, văn hóa Việt Nam trong các triều đại Lý, Trần. Các điệu nhạc cung đình, chèo và quan họ trong dân gian đều có nguồn gốc ảnh hưởng từ văn hóa Chăm . Một số kiến trúc chùa đình thời Lý-Trần trong giai đoạn này cũng có mang nét ảnh hưởng kiến trúc Chiêm Thành như một số hình tượng chim thần Garuda (12). Triết và đạo lý giữa hai dân tộc Việt Nam-Chiêm Thành cũng giao lưu và ảnh hưởng nhau. Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông lúc về hưu cũng đã không ngại đường xa thân hành qua Chiêm Thành để bàn bạc, trao đổi, học hỏi văn hóa đạo Phật và sống chung như anh em với vua quan Chiêm Thành trong một thời gian .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.