Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang ngày càng quốc tế hóa sâu sắc, các quốc gia ngày càng tham gia tích cực và không thể đứng ra ngoài cuộc của quá trình này nền kinh tế các nước ngày càng lệ thuộc vào nhau và trong bối cảnh đó sự lớn mạnh, bền vững kinh tế thế giới có thể đạt được nếu tạo ra được tính công bằng trong quan hệ thương mại quốc tế. | Như vậy, Việt nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới đã có những bước phát triển lớn. Với việc gia nhập vào nền kinh tế thế giới và nền kinh tế khu vực tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển toàn diện nền kinh tế, pháp luật kinh tế Việt Nam nói chung và pháp luật chống bán phá giá nói riêng đã định hướng khá cơ bản để hội nhâp, và chúng ta cũng đã bước đầu thu được những thành quả ban đầu trong việc chống bán phá giá, chống trợ cấp hàng hóa, xây dựng thể chế pháp luật hoàn chỉnh luôn là chìa khóa thành công để bảo vệ các lợi ích của các quốc gia nhất định và Việt Nam cũng vậy, việc làm quen với cơ chế thị trường đã đặt các doanh nghiệp phải năng động không chỉ việc sản xuất ra chất lượng, số lượng sản phấm mà còn đòi hỏi họ phải hiểu biết pháp luật nói chung và các quan hệ pháp luật luôn thay đổi là nhu cầu cần thiết cho sự phát triển ngày nay. Tuy có được những bước phát triển như vậy nhưng nhìn chung pháp luật chống bán phá giá ở Việt Nam vẫn là một nền pháp luật non trẻ và cần hoàn thiện nhiều thêm nữa.