Theo nội dung bạn trình bày, việc bạn bạn nộp đơn khởi kiện do bị chấm dứt HĐLĐ mà không được báo trước, cũng không nêu lý do cho nghỉ việc thuộc trường hợp tranh chấp lao động cá nhân khi người lao động bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 166 Bộ luật lao động; điểm a, khoản 1, Điều 31; điểm đ, khoản 1, Điều 36 và điểm c, khoản 1, Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự thì bạn có quyền khởi kiện đến TAND cấp huyện nơi bạn cư trú để yêu. | Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án lao động của tòa án Hỏi: Em ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) với một Công ty ở Hà Nội với thời hạn 01 năm nhưng khi làm việc được 10 tháng Công ty đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không báo trước và không nêu lý do cho nghỉ. Sau khi làm đơn hòa giải không thành, em nộp đơn khởi kiện ra Tòa án nơi em đang cư trú để đòi bồi thường. Nhưng cho đến nay đã hơn 4 tháng kể từ ngày tòa án thụ lý đơn và mời em lên lấy lời khai nhưng vẫn không thấy giải quyết và trả lời là đợi. Bây giờ em phải làm sao để vụ án được giải quyết, mong quý báo tư vấn giúp em. (Huynh Phuoc Danh, quận Hải Châu, Đà Nẵng) Trả lời: Theo nội dung bạn trình bày, việc bạn bạn nộp đơn khởi kiện do bị chấm dứt HĐLĐ mà không được báo trước, cũng không nêu lý do cho nghỉ việc thuộc trường hợp tranh chấp lao động cá nhân khi người lao động bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 166 Bộ luật lao động; điểm a, khoản 1, Điều 31; điểm đ, khoản 1, Điều 36 và điểm c, khoản 1, Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự thì bạn có quyền khởi kiện đến TAND cấp huyện nơi bạn cư trú để yêu cầu bồi thường thiệt hại do chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật. Do đó, sau khi nộp đơn khởi kiện và đã được Tòa án cấp có thẩm quyền tại nơi bạn cư trú thụ lý giải quyết, thì theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 179 BLTTDS, thời hạn giải quyết của Tòa án trong trường hợp bạn nêu là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Toà án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá một tháng đối với vụ án thuộc trường hợp của bạn. Theo hướng dẫn chi tiết quy định tại Điều 179 BLTTDS của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao tại điểm a,b tiết , khoản 1, Mục II, Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP thì “Những vụ án có tính chất phức tạp” là những vụ án có nhiều đương sự, có liên quan đến nhiều lĩnh vực; có nhiều tài liệu, có các chứng cứ mâu thuẫn với nhau cần có thêm thời gian để nghiên cứu tổng hợp các tài liệu có trong hồ sơ vụ án hoặc tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn hoặc cần phải giám định kỹ thuật phức tạp; đương sự là người nước ngoài đang ở nước ngoài hoặc người VN đang cư trú, học tập, làm việc ở nước ngoài, tài sản ở nước ngoài cần phải có thời gian uỷ thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự, ngoại giao của VN ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài “Trở ngại khách quan” là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động như: thiên tai, địch hoạ, nhu cầu chiến đấu, phục vụ chiến đấu làm cho Toà án không thể giải quyết được vụ án trong thời hạn quy định”. Theo tiết , khoản 1, Mục II, Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP thì khi hết thời hạn được gia hạn (tối đa 3 tháng nêu trên), Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải ra một trong những quyết định quy định tại khoản 2 Điều 179 của BLTTDS gồm: a) Công nhận sự thoả thuận của các đương sự; b) Tạm đình chỉ giải quyết vụ án; c) Đình chỉ giải quyết vụ án; d) Đưa vụ án ra xét xử. Như vậy, căn cứ những quy định chúng tôi nêu trên, nếu thấy có căn cứ cho rằng cán bộ tòa án nơi bạn nộp đơn khởi kiện không giải quyết vụ án theo đúng thời hạn theo quy định của pháp luật thì bạn có thể gửi đơn yêu cầu đưa vụ án ra xét xử đúng thời hạn hoặc bạn có thể khiếu nại việc trì hoãn và kéo dài thời gian giải quyết vụ án của Tòa án. Ths. Ls Nguyễn Văn Phước (VP luật sư Huế - )