Học sinh ôn thi nên ăn gì

Mùa thi, để các sĩ tử ăn uống vừa đủ chất dinh dưỡng, vừa có lợi cho trí não không khó. Các bậc phụ huynh có thể chế biến cho con em nhiều món bổ dưỡng, ích trí từ những thực phẩm sẵn có quanh ta. | Học sinh ôn thi nên ăn gì? [5/18/2007 | 0 tin nhắn ] Mùa thi, để các sĩ tử ăn uống vừa đủ chất dinh dưỡng, vừa có lợi cho trí não không khó. Các bậc phụ huynh có thể chế biến cho con em nhiều món bổ dưỡng, ích trí từ những thực phẩm sẵn có quanh ta. 1. Óc lợn Óc lợn 1 bộ, kỷ tử 15g, cả hai cùng đem hấp cách thuỷ, nêm gia vị, ăn nóng, mỗi tuần dùng 2 lần. Nếu có thêm 15g hoài sơn, 15g long nhãn thì càng tốt. Công dụng: Ích thận dưỡng huyết, bổ não ích trí, làm tăng năng lực ghi nhớ. Công dụng món ăn - bài thuốc này là một trong những ví dụ điển hình của thuyết dĩ tạng, bổ tạng (tạng phủ liệu pháp) của Đông y. Theo quan điểm của dược học cổ truyền, não lợn vị ngọt, có công dụng bổ cốt tuỷ, ích hư lao dùng để trị các chứng thần kinh suy nhược, hay quên, đầu váng, mắt hoa. Kỷ tử vị ngọt, có công dụng bổ can thận, sinh tinh dưỡng huyết và làm sáng mắt. Hai vị phối hợp với nhau tạo nên công năng bổ dưỡng trí não rất tốt. Tuy nhiên, không nên dùng cho trẻ béo phì và có rối loạn lipit máu. 2. Trứng chim cút Trứng chim cút 20 quả, thục địa 20g, kỷ tử 30g, hành, gừng, gia vị vừa đủ. Trứng chim luộc chín, bóc vỏ; cho các vị thuốc và một lượng nước vùa đủ vào nồi đất, đun sôi 15 phút. Ăn trứng, uống nước mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1-2 quả. Trong thực liệu học cổ truyền, chim cút được coi là nhân sâm động vật, còn trứng chim cút vị ngọt, có công dụng bổ ngũ tạng, ích khí huyết, mạnh gân cốt. Ngày nay các nhà khoa học nhận thấy trứng chim cút có giá trị dinh dưỡng rất cao vượt xa các loại trứng khác với lượng protit, lipit, sinh tố và các nguyên tố vi lượng rất phong phú. Sự phối hợp giữa trứng chim cút với các vị thuốc bổ của Đông y tạo nên một món ăn - bài thuốc bổ dưỡng độc đáo rất có ích cho hoạt động trí não. 3. Cá trắm Cá trắm một con, viễn chí 10g, thạch xương bồ 12g, hành, gừng, gia vị vừa đủ. Các đánh vảy, bỏ nội tạng, rửa sạch rồi nhét các vị thuốc vào trong bụng cá, ướp gia vị rồi kho bằng nồi đất. Bỏ bã thuốc, ăn cá, uống nước. Cá trắm vị ngọt, có công dụng ích khí bổ hư. Viễn chí phối hợp với xương bồ vào hai kinh tâm và thận, có tác dụng an thần ích trí, phục hồi trí nhớ, nâng cao khả năng lao động trí óc. Khi dùng bài này, cần loại bỏ mật cá trắm vì rất độc. 4. Trà thuốc Ngũ vị tử 6g, kỷ tử 6g, toan táo nhân 6g. Tất cả hãm với nuớc sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: định tâm an thần, kiện não ích trí, dùng rất tốt cho người bị suy giảm trí nhớ, ngủ kém, hay mê. Trong bài, ngũ vị tử có công dụng tư dưỡng, cường tráng, làm hưng phấn hệ thần kinh, cải thiện trí lự, nâng cao hiệu suất công tác; toan táo nhân có tác dụng an thần dưỡng tâm, phối hợp với ngũ vị tử để điều tiết hoạt động của hệ thần kinh; kỷ tử bổ can thận, an thần ích trí. Ba vị thuốc phối hợp chặt chẽ với nhau, nếu dùng kéo dài có công dụng cường thận, ích trí rất tốt. Ngoài ra, có thể dùng nấm linh chi mỗi ngày 3g hãm uống đơn thuần hoặc phối hợp với các vị thuốc nói trên, vì nấm linh chi cũng có tác dụng dưỡng tâm an thần, ích khí, bổ huyết, kiện não ích trí khá tốt. Để dễ uống, có thể pha thêm một chút đường phèn hoặc mật ong. Nguồn: VNN/Ths. Nguyễn Khánh Toàn, Khoa học & Đời sống

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.