Tài liệu tham khảo cho các bạn học triết | Triết học cổ điển Đức đặc biệt đề cao vai trò, vị trí tích cực của con người. Kế thừa và phát huy những tư tưởng thời kỳ Phục Hưng và Cận đại, các nhà triết học cổ điển Đức đã khẳng địng con người là chủ thể, là kết quả là sản phẩm của hoạt động tự nó, cho nó vì nó cho nên thực tiễn cao hơn lý luận, lịch sử chỉ là phương thức tồn tại của con ngưòi, cá nhân có thể làm chủ được vận mệnh của mình và cao hơn là tư tưởng con người màn bản chất xã hội. Như vậy triết học cổ điển Đức đã làm một bước rẽ trong việc hình thành, phát triển của triết học. Nếu như trước đây triết học phương tây lấy những vấn đề nhận thức luận, bản thể luận làm nền tảng thì tron bối cảnh đầy sự biến động cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX con người lại trở thành xuất phát điểm của mọi vấn đề triết học. Tuy vậy trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và ảnh hưởng to lớn của nó đến đời sống kinh tế - văn hoá – xã hội đã đưa đến quan niệm sùng bái và tuyệt đối hoá vai trò của lý tính, của tư duy. Biến tư duy của con người thành một thực thể độc lập đối với đời sống thực của nó, thực thể tinh thần tối caolàm căn nguyên để giải thích cho tất cả mọi cái, mọi hiện tượng đang hiện tồn.