Giáo trình "Kinh tế chính trị Mác - Lênin" có tổng cộng 3 phần, 13 chương với các nội dung như sau: Phần mở đầu - nhập môn kinh tế chính trị; phần thứ nhất - những vấn đề kinh tế chính trị của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa; phần thứ hai - những vấn đề kinh tế chính trị của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. | Bộ Giáo dục và đào tạo Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin Dùng cho các khối ngành không chuyên Kinh tế - Quản trị kinh doanh trong các trường đại học và cao đẳng Tái bản lần thứ hai có sửa chữa bổ sung Đồng chủ biên PGS. TS. Nguyễn Văn Hảo PGS. TS. Nguyễn Đình Kháng . Lê Danh Tốn Tập thể tác giả PGS. TS. Nguyễn Văn Hảo TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền PGS. TS. Nguyễn Đình Kháng PGS. TS. Nguyễn Văn Luân TS. Nguyễn Xuân Khoát . Lê Danh Tốn . Vũ Hồng Tiến TS. Nguyễn Tiến Hoàng 1 Ầ . - -Ằ Phân mở đâu Nhập môn kinh tê chính trị Chương I Đối tượng phương pháp chức năng của kinh tê chính trị Mác - Lênin I- Lược sử hình thành và phát triển môn kinh tê - chính trị Từ xa xưa trong các công trình nghiên cứu của những nhà bác học thời cổ đại như Xênôphông Platôn Arixtốt và trong một số tác phẩm của những nhà tư tưởng thời phong kiến ở Trung Quốc ấn Độ. đã đề cập những vấn đề kinh tế. Tuy nhiên đó mới chỉ là những tư tưởng kinh tế còn tản mạn rời rạc có tính chất tổng kết kinh nghiệm còn pha trộn với các kiến thức khoa học khác chưa có học thuyết kinh tế hoàn chỉnh và độc lập. Kinh tế chính trị ra đời và trở thành một môn khoa học độc lập vào thời kỳ hình thành của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. A. Môngcrêchiên - nhà kinh tế học người Pháp là người đầu tiên nêu ra danh từ kinh tế chính trị để đặt tên cho môn khoa học này vào năm 1615. 1. Chủ nghĩa trọng thương Chủ nghĩa trọng thương là hình thái đầu tiên của hệ tư tưởng tư sản trong lĩnh vực kinh tế chính trị xuất hiện từ giữa thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XVII trong giai đoạn tan rã của chế độ phong kiến và thời kỳ tích luỹ nguyên thủy tư bản chủ nghĩa. Đó là thời kỳ chủ nghĩa duy vật đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm kinh tế hàng hoá và khoa học tự nhiên phát triển mạnh cơ học thiên văn học địa lý. . Đặc biệt là những phát kiến địa lý cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI tìm ra châu Mỹ đường biển qua châu Phi từ châu Âu sang ấn Độ. đã tạo điều kiện cho ngoại thương phát triển. Chính vì vậy các nhà tư tưởng của