Giáo trình "Linh kiện điện tử" của ĐH Công Nghiệp Hà Nội có nội dung trình bày về vật liệu linh kiện, linh kiện thụ động, diode bán dẫn, transistor lưỡng cực, transistor hiệu ứng trường, linh kiện nhiều lớp tiếp giáp, di ốt bán dẫn,. tài liệu để nắm rõ hơn về nội dung chi tiết. | Như ta đã biết, các điện tử tự do trong miền N di chuyển ngẫu nhiên theo mọi hướng. Ngay khi cho tiếp xúc PN, các điện tử tự do trong miền N ở gần lớp tiếp xúc bắt đầu khuếch tán sang miền P, ở đây chúng kết hợp với các lỗ trống ở gần lớp tiếp xúc. Khi lớp tiếp xúc được hình thành, miền N mất các điện tử tự do(do khuếch tán sang miền P), tạo ra một lớp tích điện dương gần lớp tiếp xúc. Khi các electron di chuyển qua lớp tiếp xúc , miền P mất các lỗ trống do các điện tử kết hợp với lỗ trống, tạo ra một lớp tích điện âm gần lớp tiếp xúc. Hai lớp tích điện dương và âm này tạo nên vùng nghèo như hình 1-8. Khái niệm vùng nghèo là để chỉ vùng gần lớp tiếp xúc PN bị mất hết các hạt mang điện (điện tử và lỗ trống). Vùng nghèò được mở rộng ra tới khi trạng thái cân bằng được thiết lập và không có thêm sự khuếch tán điện tử qua lớp tiếp xúc. Điều này có thể được giải thích như sau: Khi các điện tử tiếp tục khuếch tán qua lớp tiếp xúc làm cho vùng nghèo hình thành hai lớp càng được tích điện dương và âm mạnh hơn, đến khi lớp tích điện âm đủ lớn chống lại bất kỳ sự khuếch tán nào của các electron sang