Ebook Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam có nội dung gồm 6 chương cơ bản như sau: Chương 1 sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1920 - 1930). Chương 2 quá trình đấu tranh giành chính quyền (1930-1945). Chương 3 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ (1945-1954). Chương 4 sự nghiệp cách mạng XHCN ở miền BẮc và kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)Chương 5 cả nước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975). Chương 6 Ý nghĩa của thắng lợi và những bài học lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam. | Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Tổ cơ bản CHƯƠNG I SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 1920-1930 hình thế giới và Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX 1. Tình hình thế giới và ảnh hưởng của nó đối với Việt Nam - Từ nửa sau thế kỷ XIX chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển nhanh từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền. - Nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh đặt ra yêu cầu bức thiết về thị trường. Đó chính là nguyên nhân sâu xa dẫn tới những cuộc chiến tranh xâm lược các quốc gia phong kiến phương Đông biến các quốc gia này thành thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa mua bán nguyên vật liệu khai thác sức lao động và xuất khẩu tư bản của các nước đế quốc. - Đầu thế kỷ XX trên phạm vi quốc tế sự thức tỉnh của các dân tộc châu Á cùng với phong trào dân chủ tư sản ở Đông Âu bắt đầu từ Cách mạng 1905 ở Nga đã tạo thành một cao trào thức tỉnh của các dân tộc phương Đông. - Năm 1917 Cách mạng Tháng Mười Nga thành công. Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười chủ nghĩa Mác - Lênin trở thành hiện thực và được truyền bá rộng rãi khắp nơi dẫn đến sự ra đời của các đảng cộng sản ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa và thuộc địa. - Tháng 3-1919 Quốc tế Cộng sản đuợc thành lập. - Tình hình thế giới đầy biến động đó đã ảnh huởng mạnh mẽ đến Việt Nam. 2. Sự chuyển biến về kinh tế xã hội Việt Nam - Từ năm 1897 thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất. - Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918 để bù đắp những tổn thất do chiến tranh gây ra thực dân Pháp vừa tăng cường bóc lột trong nước vừa đẩy mạnh khai thác thuộc địa. Ở Đông Dương chúng tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương với số vốn đầu tư trên quy mô lớn tốc độ nhanh. - Do sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tình hình kinh tế Việt Nam có sự biến đổi. về chính trị chúng tiếp tục thi hành chính sách chuyên chế với bộ máy đàn áp nặng nề. về văn hóa chúng thi hành triệt để chính sách văn hóa nô dịch gây tâm lý tự ti vong bản khuyến khích các .