ODA và cuộc chiến chống tham nhũng

Sự cố tham nhũng xảy ra vừa qua ở dự án ODA "Đại lộ Đông –Tây" (thành phố Hồ Chí Minh) đang được điều tra, khiến chúng ta liên tưởng trở lại vụ án tham nhũng và lạm dụng vốn ODA ở "PM18" hai năm trước. Vẫn là chủ đề liên quan đến chống tham nhũng, nhưng có lẽ tại thời điểm này, từ cả hai phía Chính phủ và xã hội, cần có một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về vấn đề tiếp nhận, quản lý và giám sát sử dụng ODA, một nguồn vốn vô cùng quan trọng cho. | Tóm lại, việc đề xuất thành lập một cơ quan chính phủ độc lập quản lý ODA bắt nguồn từ triết lý cơ bản rằng bản chất của ODA đối với một quốc gia đang chuyển đổi như Việt Nam không phải chỉ là nguồn tài chính, mà quan trọng hơn, còn là sự "lồng ghép" về chính trị và thể chế. Thông qua việc tài trợ và tiếp nhận ODA, về chính trị, đó là sự tiếp cận giữa hệ thống "Dân chủ phương Tây" và hệ thống "Xã hội Chủ nghĩa"; còn về thể chế, đó là sự tương tác giữa hai cấp độ phát triển. Tính chất “lồng ghép” như vậy, xét về mặt khoa học, đòi hỏi những cơ chế trung gian, các bước chuyển tiếp hay quá độ, với mục tiêu cuối cùng là xây dựng thành công một thể chế nhà nước mới với một nền quản trị công hiện đại. Nếu quá trình này không được tiến hành như vậy, bản thân tính chất "lồng ghép", (vốn tồn tại như một thực tế), sẽ đương nhiên tạo ra cái gọi là các "khe hở" hay "khiếm khuyết" về quản lý, là hệ quả của sự "vênh" giữa hai hệ thống quản lý hoàn toàn khác biệt, và đó là các tiền đề cả về lý thuyết và thực tiễn cho các hiện tượng tham nhũng trong lĩnh vực ODA vừa qua.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.