Mô hình này có thể chỉ ra khả năng thanh toán nợ theo xu hướng chỉ số nợ trên xuất khẩu theo thời gian, khi xem xét biến đổi của các biến chủ chốt như nợ nước ngoài (ròng), xuất khẩu, nhập khẩu và thanh toán lãi suất. | Trong giai đoạn 1989-1999 thâm hụt tài khoản vãng lai và nợ nước ngoài của Việt Nam là có thể chịu đựng 1996 thâm hụt tài khoản vãng kai đã lên tới “mức báo động” theo nghĩa là giá trị nhập khẩu được phép thấp hơn nhiều so với giá trị nhập khẩu thực năm 1995 và 1996, tuy nhiên, nhập khẩu đã bị hạn chế đáng kể so với mức nhập khẩu tối đa có thể đạt được trong khi vẫn đảm bảo khả năng kéo dài nợ nước ngoài. Các biện pháp hạn chế nhập khẩu được thực thi từ năm 1997 là sự phản ứng quá mức cần nghiên cứu khả năng duy trì nợ và thâm hụt tài khoản vãng lai trong tương lai là dựa trên mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của chiến lược phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2001-2010, và tỉ lệ lãi suất bình quân gia quyền đối của lãi suất ODA và lãi suất vay thương mại. Giả thuyết các khoản chuyển giao tăng vừa phải và là nguồn thu xuất khẩu thì tốc độ tăng nhập khẩu (trung bình hàng năm) có thể cao hơn tốc độ tăng xuất khẩu 1 điểm phần trăm mà không gây ra rủi ro nào về mất khả năng duy trì nợ nước ngoài. Nhập khẩu có thể thậm chí tăng cao hơn xuất khẩu khoảng 2-3 điểm phần trăm trong nửa đầu thập kỷ đó Việt Nam cần phải thận trọng hơn trong việc quản lý mối quan hệ giữa tốc độ xuất khẩu và nhập khẩu.