Triết Học -Nguyên Lý Cơ Bản Chủ Nghĩa Xã Hội Mác-Lênin phần 4

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa MacLênin Lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội có cấu trúc hết sức phức tạp. | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac- Lênin Lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội có cấu trúc hết sức phức tạp. Có thể tiếp cận kết cấu của ý thức xã hội từ những phương diện khác nhau. Theo nội dung và lĩnh vực phản ánh đời sống xã hội ý thức xã hội bao gồm các hình thái khác nhau đó là ý thức chính trị ý thức pháp quyền ý thức đạo đức ý thức tôn giáo ý thức thẩm mỹ ý thức khoa học . Theo trình độ phản ánh của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội có thể phân biệt ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận ý thức xã hội thông thường là toàn bộ những tri thức những quan những con người trong một cộng đồng người nhất định được hình thành một cách trực tiếp từ hoạt động thực tiẽn hàng ngày chưa được hệ thống hóa khái quát hóa thành lý luận. Ý thức lý luận là những tư tưởng quan điểm đã được hệ thống hóa khái quát hóa thành các học thuyết xã hội được trình bày dưới dạng những khái niệm phạm trù qui luật. Ý thức lý luận có khả năng phản ánh hiện thực khách quan một cách khái quát sâu sắc và chính xác vạch ra các mối liên hệ bản chất của các sự vật và hiện tượng. Ý thức lý luận đạt trình độ cao và mang tính hệ thống tạo thành các hệ tư tưởng. Cũng có thể phân tích ý thức xã hội theo hai trình độ và hai phương thức phản ánh đối với tồn tại xã hội đó là tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội. Tâm lý xã hội là toàn bộ đời sống tình cảm tâm trạng khát vọng ý chí .của những cộng đồng người nhất định là sự phản ánh trực tiếp và tự phát đối với hoàn cảnh sống của họ. Hệ tư tưởng xã hội là toàn bộ các hệ thống quan niệm quan điểm xã hội như chính trị triết học đạo đức tôn giáo . là sự phản ánh gián tiếp và tự giác đối với tồn tại xã hội. Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội là hai trình độ hai phương thức phản ánh khác nhau của ý thức xã hội đối với cùng một tồn tại xã hội chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau tuy nhiên không phải tâm lý xã hội tự nó sản sinh ra hệ tư tưởng xã hội. Trong xã hội có giai cấp thì ý thức xã hội cũng có tính giai cấp phản ánh điều kiện

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.