Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin và truyền thông hiện nay, vai trò của chiếc máy vi tính là cực kì quan trọng. Trong số các linh kiện cấu thành lên máy vi tính, chúng ta không thể không nhắc tới Ổ đĩa cứng. Ổ đĩa cứng là thiết bị dùng để lưu trữ dữ liệu của máy vi tính. Từ xưa, ước muốn con người đã là làm sao bảo quản được các tài liệu quý | – Đối với bad sector vật lý do ổ cứng đã sử dụng lâu năm, ta cần khắc phục bằng cách format cấp thấp (Low level format) để phân chia lại track và sector cho phù hợp với vị trí mới giữa bề mặt đĩa và đầu từ ghi/đọc. Ta chỉ nên dùng các phần mềm của chính hãng sản xuất để format cấp thấp (cũng có phần mềm của các hàng khác nhưng có thể các phần mềm này không nhận biết đúng các thông số của ổ đĩa cứng khi tiến hành định dạng lại). Ta có thể sử dụng chức năng format cấp thấp có sẵn trên một số BIOS hay sử dụng một trong các chương trình format cấp thấp có trong đĩa Hiren’s BootCD phù hợp với ổ cứng của mình. Format cấp thấp sẽ phát hiện các sector hỏng trên đĩa cứng và sẽ giấu chúng về mặt vật lý bằng cách loại bỏ các sector hỏng khỏi danh sách quản lý của mạch điều khiển ổ đĩa, để tất cả các chương trình (kể cả hệ điều hành) không sử dụng được các sector này. Do đó, mỗi lần format cấp thấp, có thể dung lượng hữu dụng của sẽ bị giảm (nếu có thêm sector hỏng mới). Tuy nhiên, quá trình format cấp thấp là một quá trình ghi đọc đĩa toàn diện và trên toàn bộ bề mặt vật lý của đĩa, nên có thể nói đây cũng là một quá trình kiểm tra tình trạng hoạt động khá nặng nề đối với các ổ đĩa cũ (ổ nào quá “yếu” thì có thể “tắt thở” luôn do không chịu nổi thử thách). Do đó, không nên format cấp thấp nhiều lần, mà chỉ thực hiện khi thật cần thiết. Về nguyên tắc, các ổ đĩa mới không được có bad sector (nếu có phải mang đi bảo hành ngay) và ta chỉ nên sử dụng tiếp tục các ổ cứng đã nị bad sector nếu số lượng các sector này cố định, không tăng theo thời gian sử dụng. Nếu số lượng các bad sector tăng dần sau mỗi lần format thì ta nên thải bỏ vì dữ liệu của ta có nguy cơ bị mất bất cứ lúc nào.