Các hướng dẫn về phơi nhiễm phóng xạ Tiếp theo khủng hoảng hạt nhân tại Nhật Bản, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ban hành các hướng dẫn mới về cách thức hạn chế mức độ phơi nhiễm phóng xạ có thể gây ung thư, đặc biệt là đối với trẻ em và thanh niên. WHO cho rằng các biện pháp mà Nhật Bản đã áp dụng cho đến nay đều đáp ứng các khuyến nghị về sức khỏe cộng đồng của Tổ chức này, bao gồm sơ tán dân cư trong bán kính 20km quanh nhà máy điện nhạt. | Các hướng dẫn về phơi nhiễm phóng xạ Tiếp theo khủng hoảng hạt nhân tại Nhật Bản Tổ chức Y tế thế giới WHO đã ban hành các hướng dẫn mới về cách thức hạn chế mức độ phơi nhiễm phóng xạ có thể gây ung thư đặc biệt là đối với trẻ em và thanh niên. WHO cho rằng các biện pháp mà Nhật Bản đã áp dụng cho đến nay đều đáp ứng các khuyến nghị về sức khỏe cộng đồng của Tổ chức này bao gồm sơ tán dân cư trong bán kính 20km quanh nhà máy điện nhạt nhân Fukushima và yêu cầu người dân trong bán kính 30 km hãy ở trong nhà. Hiện tại chưa có biểu hiện nào về các nguy cơ an toàn thực phẩm do nhập khẩu thực phẩm từ Nhật Bản. Việc sản xuất lương thực hoặc thu hoạch mùa màng ở khu vực chịu ảnh hưởng chắc chắn không diễn ra song WHO khuyến nghị nên bảo vệ mùa màng và vật nuôi trong khu vực này. Dưới đây là các khuyến nghị của WHO Nguồn phóng xạ hạt nhân chính thoát ra từ nhà máy điện hạt nhân là phóng xạ ceisum và phóng xạ iốt. Dân cư có thể phơi nhiễm trực tiếp với các phóng xạ đó từ không khí hoặc thức ăn và đồ uống bị nhiễm các chất này. Nếu hít hoặc nuốt phải phóng xạ iốt phóng xạ này sẽ tập trung ở tuyến giáp và làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp. Có thể giảm nguy cơ này bằng cách uống viên nén iốt kali để trung hòa tuyến giáp và giúp ngăn chặn việc hấp thụ phóng xạ này. Về lâu dài việc dùng viên nén i-ốt kali trước hoặc ngay sau khi phơi nhiễm có thể giảm nguy cơ ung thư. Các cơ quan chức năng sẽ quyết định liệu có cần phải dùng thuốc này hay không. Nếu mức độ phóng xạ vượt qua một ngưỡng nhất định sẽ có thể gây đỏ da rụng tóc cháy phóng xạ và hội chứng nhiễm phóng xạ cấp tính. Do tính chất công việc các nhân viên cứu hộ và công nhân nhà máy điện hạt nhân có thể bị phơi nhiễm với mức độ phóng xạ cao hơn so với dân thường. Phơi nhiễm phóng xạ có thể tăng nguy cơ ung thư. Trong số những người sống sót trong vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản vào mùa thu 1945 nguy cơ mắc bệnh bạch cầu gia tăng chỉ vài năm sau khi nhiễm xạ trong khi các bệnh ung thư khác gia tăng sau hơn 10 năm .