Tiểu luận: Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam

Hiện nay, toàn cầu hóa kinh tế là một xu hướng nổi trội và do đó đã trở thành môi trường của các cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nước trên phạm vi toàn thế giới. Tuy thế, giữa các nước và các bộ phận xã hội ở mỗi nước vẫn đang tồn tại sự khác biệt đáng kể về nhận thức cũng như trong hành động trước toàn cầu hóa. | Theo chúng tôi, nguyên nhân khách quan mang tính bao trùm của tình hình là do Việt Nam hiện nay vẫn chưa ra khỏi giai đoạn khởi động của quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Nhưng chủ yếu vẫn là do nguyên nhân chủ quan bắt nguồn trực tiếp từ những khiếm khuyết trong hoạt động quản lý nhà nước: Môi trường đầu tư còn nhiều hạn chế chưa đủ sức hấp dẫn, do chưa đủ quyết tâm chuyển mạnh và đồng bộ sang thể chế kinh tế thị trường. Khung pháp lý hiện có chưa đáp ứng kịp nhu cầu hình thành và phát triển của các thị trường thiết yếu, bộ máy quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương chưa đủ sức kiểm soát và ngăn chặn được các "thị trường ngầm" gây nhiều tiêu cực. Trong việc thiết kế và áp dụng các công cụ điều tiết vĩ mô, nhiều cơ quan nhà nước vẫn thiên về lợi ích cục bộ của chính mình, chưa thực sự coi trọng lợi ích và nhu cầu chính đáng của doanh nghiệp và nhân dân. Tình trạng phân biệt đối xử với các thành phần kinh tế vẫn còn khá phổ biến. Những hình thái biến tướng của bao cấp, bảo hộ và độc quyền kinh doanh đang kìm hãm khả năng phát triển của đất nước, nhưng chưa có biện pháp đủ mạnh để khắc phục. Trong một số lĩnh vực, sự độc quyền của Nhà nước bị các tổng công ty lợi dụng để biến thành đặc quyền riêng, biểu hiện ở giá cả của hầu hết sản phẩm hàng hóa và dịch vụ mang tính độc quyền đều cao hơn giá quốc tế, dẫn đến làm tăng chi phí "đầu vào" của các doanh nghiệp. Trong khi đó, chúng ta chưa xây dựng được khuôn khổ pháp lý bảo đảm cho sự cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng. Áp lực của hội nhập kinh tế và cạnh tranh quốc tế ngày càng mạnh, nhưng nhiều địa phương và doanh nghiệp vẫn "đủng đỉnh" để trông đợi vào sự đầu tư và bảo hộ của Nhà nước. Nguồn vốn ngân sách đang khan hiếm và tín dụng ưu đãi bị sử dụng dàn trải, thậm chí vẫn bao cấp tràn lan kéo dài cho nhiều doanh nghiệp nhà nước đang làm ăn không có hiệu quả. Cơ quan quản lý nhà nước các cấp nhìn chung vẫn can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trong khi lại bỏ qua hoặc thực hiện không tốt những chức năng đích thực của mình. Biểu hiện cụ thể là: quy hoạch vừa kém chất lượng vừa thiếu hiệu lực, chưa xây dựng được hệ thống thể chế mang tính đồng bộ và thống nhất phù hợp với yêu cầu khách quan của cơ chế cạnh tranh thị trường trong điều kiện toàn cầu hóa, quản lý và sử dụng tài chính cũng như tài sản công còn rất lãng phí - nhất là đối với đất đai, đầu tư công cộng và mua sắm bằng tiền ngân sách.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.