Dù sếp khiến bạn không thoải mái hay khắt khe quá mức bạn cũng không thể tránh mặt sếp hay nói thẳng với sếp như với đồng nghiệp. Vậy làm sao để bạn có thể chung sống hòa bình với những vị sếp "xấu tính" này? | Ứng xử với sếp xấu tính Dù sếp khiến bạn không thoải mái hay khắt khe quá mức bạn cũng không thể tránh mặt sếp hay nói thẳng với sếp như với đồng nghiệp. Vậy làm sao để bạn có thể chung sống hòa bình với những vị sếp xấu tính này 1. Sếp bảo bạn đặt bàn ăn tối cho sếp mặc dù bạn không phải là trợ lý hay thư ký của ông bà ấy a. Vui vẻ làm theo ý sếp. b. Làm theo ý sếp nhưng với cảm giác khó chịu. c. Nói chuyện với sếp rằng đó không phải trách nhiệm công việc của bạn. d. Bảo sếp hãy tuyển một trợ lý để làm những việc đó cho sếp. 2. Bạn phản ứng như thế nào khi sếp giận tím tái mặt mày và quát bạn rất to trước mặt mọi người a. Gặp riêng sếp và nhẹ nhàng hỏi sếp rằng công việc nào bạn đã làm chưa đúng hay bạn đã làm điều gì khiến sếp không hài lòng. b. Tức giận và nói xấu sếp sau lưng. c. Bạn vờ như không biết rằng sếp đang giận và ngồi nghe như không có chuyện gì to tát. d. Bạn bật khóc. 3. Ngoài công việc chính của mình bạn đang phải đảm nhận cả công việc của sếp nhưng lại không được ghi nhận bạn sẽ a. Viết một bức thư nói chi tiết về những thành quả công việc của bạn mà đã bị sếp lấy mất. b. Ngừng việc tích cực đóng góp các ý tưởng của mình trong các cuộc họp và thực hiện công việc một cách chậm chạp vì thế vị sếp xấu tính này sẽ không thể hưởng lợi được từ thành quả công việc của bạn. c. Vẫn tiếp tục làm một nhân viên chăm chỉ nhưng đảm bảo rằng mọi người biết bạn đang làm gì. d. Đưa cho sếp những ý tưởng tồi. 4. Sếp thường mời bạn đến những quán rượu mà bạn không thích bạn sẽ a. Phớt lờ sự không thoải mái của bản thân và chấp nhận lời mời. b. Nói với sếp rằng bạn có cuộc hẹn khác và bạn không nghĩ rằng những cuộc họp bàn kinh doanh vào buổi tối muộn là ý kiến .