Những năm qua, ngành khai thác và chế biến khoáng sản ở nước ta phát triển khá mạnh, đặc biệt là ngành Công nghiệp khai thác mỏ là ngành kinh tế tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng yêu cầu phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển KT-XH của mỗi quốc gia. | Ngày nay, khi khu mỏ Vàng Danh (trước đây, Liên Xô chỉ thiết kế khai thác bằng công nghệ hầm lò với công suất tối đa có 1,8 ) nay được mở rộng ra bằng các công nghệ khai thác than lộ thiên, tổng công suất các mỏ than đã lên tới gần 5 triệu tấn/năm, thì nước suối Vàng Danh đã không thể dùng để dẫn về Hải Phòng. Lớn hơn suối Vàng Danh là con sông Mông Dương (hợp lưu của nhiều con suối xuất phát từ khai trường của những mỏ than lộ thiên trong vùng). Trước đây, người Pháp đã dùng con sông này làm đường thủy chở than Mông Dương ra biển để xuất khẩu. Ngày nay, con sông này đã bị loại ra khỏi danh sách các tuyến vận tải nhiễm môi trường giống như một căn bệnh nan y khó chữa. Trong khi đó, ngành than vẫn chưa có một chiến lược tổng thể để giảm thiểu các tiêu cực đến môi trường. Các giải pháp đang được triển khai về bảo vệ môi trường chỉ mang tính đối phó. Viancomin chỉ tập trung xử lý phần “ngọn” của căn bệnh nan y này theo kiểu “công tử Bạc Liêu”. Kết quả của những giải pháp thuộc về “phần ngọn” thường thể hiện nhanh, đáp ứng được cho việc tổng kết hay báo cáo thành tích, nhưng nguy cơ về môi trường hay nguy cơ về tai nạn lao động thì vẫn như cũ. Rất tiếc, những giải pháp kỹ thuật cơ bản có liên quan đến bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn cho công nhân mỏ đã và đang tiếp tục bị vi phạm. Việc cải thiện môi trường chủ yếu nhờ các giải pháp mang tính tổ chức và quản lý của các cơ quan cấp trên và của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, các giải pháp đó chỉ mang tính “tạm thời”. Bởi lẽ việc khai thác than là để phục vụ trực tiếp cho các ngành kinh tế quan trọng (điện, xi măng, phân bón, hóa chất, giấy, vật liệu xây dựng) của đất nước. Khi “Tổ quốc cần than như con thơ cần sữa mẹ”, sự hy sinh về môi trường của Quảng Ninh được chấp nhận như một sự đánh đổi cần thiết. Quảng Ninh đã biết và quen chấp nhận sự “đánh đổi” này là vì sự nghiệp phát triển của các ngành kinh tế và các địa phương khác của đất nước. Vấn đề bảo vệ môi trường trong khai thác than dường như bị lãng quên nhưng khi khí hậu đang bị biến đổi, thiên nhiên bị hủy hoại, con người mới nhận ra sực chịu đụng của mẹ Trái Đất là có giới hạn.