Cây thuốc vị thuốc Đông y - CAM THẢO V

CAM THẢO (甘草) Radix Glycyrrhizae. Tên khác: Cam thảo bắc. Tên khoa học: Glycyrrhiza glabra L. và Glycyrrhiza uralensis Fisher, Họ Đậu (Fabaceae). Mô tả: Cây: Cây nhỏ mọc nhiều năm, có một hệ thống rễ và thân ngầm rất phát triển. | Cây thuốc vị thuốc Đông y - CAM THẢO Vị thuốc Cam thảo Bắc CAM THẢO Radix Glycyrrhizae Tên khác Cam thảo bắc Tên khoa học Glycyrrhiza glabra L. và Glycyrrhiza uralensis Fisher Họ Đậu Fabaceae . Mô tả Cây Cây nhỏ mọc nhiều năm có một hệ thống rễ và thân ngầm rất phát triển. Thân ngầm dưới đất có thể đâm ngang đến 2 mét. Từ thân ngầm này lại mọc lên các thân cây khác. Thân cây mọc đứng cao 0 5-1 50 m. Thân yếu lá kép lông chim lẻ có 9-17 lá chét hình trứng. Hoa hình bướm màu tím nhạt loài glabra có cụm hoa dày hơn loài uralensis. Quả loại đậu loài glabra nhẵn và thẳng loài uralensis thì quả cong và có lông cứng Dược liệu Đoạn rễ hình trụ thẳng hay hơi cong queo thường dài 20-30 cm đường kính 0 5-2 5 cm. Cam thảo chưa cạo lớp bần bên ngoài có màu nâu đỏ cùng những vết nhăn dọc. Cam thảo đã cạo lớp bần có màu vàng nhạt. Khó bẻ gãy vết bẻ màu vàng nhạt có nhiều xơ dọc. Mặt cắt ngang có nhiều tia ruột từ trung tâm tỏa ra trông giống như nan hoa bánh xe. Mùi đặc biệt vị ngọt hơi khé cổ. Bộ phận dùng Rễ thân rễ cây Cam thảo bắc Glycyrrhiza uralensis Fish. Loài này ta phải nhập từ Trung Quốc. Một số nước châu Âu thường khai thác Cam thảo từ loài Glycyrrhiza glabra L. họ Đậu Fabaceae loại này cũng được nhập vào nước ta. Phân bố Được trồng ở nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc Mông Cổ Liên Xô cũ Hungari .. Dược liệu phải nhập từ Trung Quốc. Thu hái Sau 3-4 năm thì thu hoạch vào cuối thu. Ba năm đầu có thể trồng xen các hoa màu khác. Rễ và thân ngầm đào lên rửa sạch đất cát cắt bỏ rễ con ủ đống làm cho màu trở nên vàng. Rễ và thân ngầm thường được cắt thành đoạn dài 15 -30 cm đường kính 5 - 20 mm bó thành từng bó. Dược liệu mặt ngoài có lớp vỏ màu nâu vết bẻ có xơ màu vàng dễ xé theo chiều dọc. Vị rất ngọt hơi khé cổ. Tác dụng dược lý - Dịch chiết cam thảo có tác dụng chống loét dạ dày. Tác dụng đã được chứng minh bằng thí nghiệm trên súc vật. Trên chuột lang thì gây loét bằng cách tiêm những liều xác định histamin trên chó thì gây loét bằng atophan acid 2-phenyl .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.