Vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam

Không phải mới đây mà trong lịch sử dân tộc Việt Nam đã có những sự kiện gắn liền với ý tưởng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất. | Định hướng công nghiệp hoá thời kỳ này không thể hiện rõ ở bản thân những luận thuyết. Các ý kiến mang ra tranh cãi, như Paul Bernard thuyết trình tại Đại hội Liên hợp thực dân Pháp (tiểu ban Đông Dương) cuối năm 1937, nhan đề “Những vấn đề đặt ra bởi sự phát triển công nghiệp ở Đông Dương”; trong cuốn sách “Có cần công nghiệp hoá Đông Dương hay không?”. chưa thể coi là những công trình nghiên cứu nghiêm túc về công nghiệp hoá. Có xét hoàn cảnh khách quan lúc đó mới bộc lộ tính chất của vấn đề. Sau khủng hoảng 1930 - 1931, do chiều hướng thu hẹp thị trường trong hệ thống tư bản chủ nghĩa, sự cạnh tranh không ngừng phát triển, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau ngày càng sâu sắc. Riêng tư bản tài chính Pháp ở Đông Dương đã vấp phải những khó khăn rất nặng nề về thị trường. Mâu thuẫn giữa các nhóm tư bản tài chính Pháp phát triển gay gắt hơn trước. Tình hình đó nẩy sinh xu hướng độc lập, tự lực phát triển của lực lượng kinh tế ở Đông Dương, thậm chí cả xu hướng cạnh tranh với các ngành công nghiệp tại chính quốc.

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.