Tiểu luận: "Tìm hiểu về nghề nuôi giun quế "

Ngành chăn nuôi nước ta đã có từ lâu đời và đóng vai trò quan trọng trong đời sống của nhân dân. Nó cung cấp sức cày kéo, thịt, trứng, sữa. phục vụ cho nhu cầu sống của con người. Trong những năm qua, cùng với sự trở mình đi lên của đất nước, ngành nông nghiệp đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta. | Giun quế là sinh vật lưỡng tính, chúng có đai và các lỗ sinh dục nằm ở phía đầu của cơ thể. Chúng ghép đôi bằng cách quay chéo đầu, áp mặt bụng với nhau, đai sinh dục của con này ép vào lỗ nhận tinh của con kia và trao đổi tinh dịch. Tinh dịch tiết ra từ lỗ sinh dục đực nhờ hệ cơ co giãn sẽ chui vào túi nhận tinh của đối phương. Sau khi thụ tinh hai con rời nhau. Tinh trùng nhận được sau giao phối sẽ nằn trong túi nhận tinh mà sẽ không được thụ tinh ngay bởi vì ở giun, trứng lại chín chậm hơn vài ngày so với sự thành thục của tinh ba ngày sau đai sinh dục dày dần, dịch nhầy tiết ra tạo thành một vòng. Khi vòng nhầy bong ra, nó sẽ tuột lên phía trước, lúc đi qua lỗ cái nó sẽ nhận lấy một ít trứng rồi chui tọt về phía trước, lấy tinh dịch khi qua túi nhận tinh mà “đối phương” đã gửi từ trước. Sự thụ tinh xảy ra ngay bên trong vòng nhầy, vòng nhầy tuột tiếp lên phía trước rồi qua đầu ra ngoài, bít hai đầu thành kén, trong mỗi kén mang từ 1 – 20 trứng, kén giun di chuyển dần về phía đầu và hơi ra đất. Kén áo hình dạng thon dài, hai đẩu túm nhọn lại gần giống như hạt bông cỏ, ban đầu có màu trắng đục, sau chuyển sanh xanh nhạt rồi vàng nhạt. Mỗi kén có thể nở từ 2 – 10 con. Kén màu nâu đất và sau đó chuyển dần thành màu nâu sẫm. Khi sắp nở nó lại chuyển thành màu xám đen có hình oval. Mỗi kến có từ 1-20 trứng (trung bình là 7 trứng). Phôi phát triển trong kén không qua giai đoạn ấu giung. Khoảng sau 2-3 tuần giun non tự cắt thủng kén để ra ngoài. Khi mới nở, con nhỏ như đầu kim có màu trắng, dài khoảng 2 – 3 mm, sau 5 – 7 ngày cơ thể chúng sẽ chuyển dần sang màu đỏ và bắt đầu xuất hiện một vằn đỏ thẫm trên lưng. Khoảng từ 15 –30 ngày sau, chúng trưởng thành và bắt đầu xuất hiện đai sinh dục (theo Arellano, 1997); từ lúc này chúng bắt đầu có khả năng bắt cặp và sinh sản. Con trưởng thành khỏe mạnh có màu mận chín và có sắc ánh kim trên cơ thể. Khoảng từ 6- 8 tháng tuổi, khi giun đỏ (giun quế) đạt tới chiều dài tôi đa của loài mới được gọi là thành thục. Trong điều kiện nuôi đảm bảo độ ẩm, đây đủ thức ăn nhiệt độ thích hợp, một giun quế thành thục có thể sinh sản từ 800- 1200 con cháu trong 7 năm. Giun mẹ sống tới 12 năm mà vẫn đẻ. Chúng sẽ tăng đàn theo cấp số nhân. Đây cũng là đặc tính ưu việt của giun quế. Rõ ràng là nhờ đặc điểm này mà từ phân trâu bò, phân gia súc ta có thể tạo ra vô vàn con giun quế, nguồn động vật quý giá để cung cấp cho các loài vật nuôi .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.