Chương VIII : Okubo Toshimichi Người dựng nên "chế độ quan liêu (công chức)" Nguồn gốc của thể chế "quan liêu (công chức) chỉ đạo" Vấn đề chính trị lớn hiện nay là giảm bớt quy chế. Nội các Hashimoto Ryutaro[1] đã lấy việc giảm bớt quy chế làm công tác chính trị lớn nhất của mình. Song việc này không dễ dàng. Nguyên lai, vấn đề giảm bớt quy chế và cải cách hành chính vốn đã do nội các Suzuki Zenko[2], ra đời tháng 7 năm 1980, đề xướng ra. Tới nay (1998) đã được 18 năm. Nhất là nội. | Chương VIII Okubo Toshimichi Người dựng nên chế độ quan liêu công chức Nguồn gốc của thể chế quan liêu công chức chỉ đạo Vấn đề chính trị lớn hiện nay là giảm bớt quy chế. Nội các Hashimoto Ryutaro 1 đã lấy việc giảm bớt quy chế làm công tác chính trị lớn nhất của mình. Song việc này không dễ dàng. Nguyên lai vấn đề giảm bớt quy chế và cải cách hành chính vốn đã do nội các Suzuki Zenko 2 ra đời tháng 7 năm 1980 đề xướng ra. Tới nay 1998 đã được 18 năm. Nhất là nội các Nakasone Yasuhiro 3 ra đời sau nội các Suzuki tự xưng là nội các cải cách hành chính đã lập ra Ủy ban lâm thời cải cách hành chính 4 Doko với quyết tâm cải cách hành chính giảm bớt quy chế và chia quyền cho địa phương. Chính phủ đã đạt được ít nhiều thành quả tốt. Chẳng hạn Hệ thống Đường Sắt Quốc Doanh đã được phân thành 7 công ty và chuyển sang dân doanh. Tổng Công ty điện tín điện thoại Nhật Bản và Tổng Công ty bán độc quyền thì biến thành các công ty dân doanh thứ tự gọi là Công Ty NTT và Công Ty JT 5 . Xét cái hoàn cảnh lúc đó thì việc cải cách như vậy là mạnh bạo. Song cơ quan hành chính chủ chốt tức là các bộ sở trung ương cùng các cơ quan hành chính địa phương thì không thể mó tay tới được tí nào cả. Không phải chỉ có thế. Các bộ sở đã tăng số lượng quy chế thể lệ về chứng nhận và cho phép lên từ con số ở thời điểm nội các Nakasone mới thành lập tới vào cuối năm 1995. Nghĩa là trong vòng mười năm mặc dù có sự hô hào la lối giảm bớt quy chế giảm bớt thể lệ song thực tế là quy chế thể lệ cứ mỗi ngày một tăng thêm. Tại sao như vậy Nói trắng ra là vì hàng ngũ quan liêu công chức quá mạnh và số người lệ thuộc vào hàng ngũ quan liêu này lại quá đông. Mỗi bộ sở của chính phủ đều có những ngành nghề kinh doanh bám vào đó sống đèo bòng vào đó. Trong đám đèo bòng này có rất nhiều người kinh doanh nhiều doanh nghiệp lúc nào cũng chỉ trông chờ sự chỉ đạo sự chỉ bảo của quan trên. Thế rồi dân gian cũng coi việc làm như thế là đương nhiên. Ở nước Nhật ngay lúc này cũng còn có rất nhiều người .