Thực tế cho thấy, việc xác định lượng phân bón cung cấp cho cây trồng đảm bảo đủ và cân đối phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nhu cầu của cây trồng, đặc điểm đất đai, điều kiện thời tiết Vì vậy, nông dân cần tìm hiểu, đánh giá một cách kĩ lưỡng và chính xác những yếu tố này khi bón phân cho cây trồng. Sau đây là những lưu ý trong việc bón phân cho lúa xuân để đạt hiệu quả: Phân lân: Cây chỉ hút một phần lượng lân bón vào đất (tối đa khoảng. | Xác định lượng phân bón cho lúa xuân để đạt hiệu quả Thực tế cho thấy việc xác định lượng phân bón cung cấp cho cây trồng đảm bảo đủ và cân đối phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nhu cầu của cây trồng đặc điểm đất đai điều kiện thời tiết. Vì vậy nông dân cần tìm hiểu đánh giá một cách kĩ lưỡng và chính xác những yếu tố này khi bón phân cho cây trồng. Sau đây là những lưu ý trong việc bón phân cho lúa xuân để đạt hiệu quả Phân lân Cây chỉ hút một phần lượng lân bón vào đất tối đa khoảng 30 lượng lân còn lại được cây trồng vụ sau sử dụng. Tuy vậy ở những chân ruộng thôi chua đất giàu sét nhiều kim loại nặng Fe Al. phân lân bón xuống ruộng dễ chuyển thành dạng khó hòa tan tồn trữ lại trong đất cây trồng khó có thể hút được lượng lân đã bón. Do vậy trên những chân đất này nông dân cần phải bón nhiều lân hơn so với chân đất khác và bón thêm một lượng vôi tả tùy theo độ chua của đất có thể bón từ 15 - 20kg sào bắc bộ thậm chí còn phải đầu tư một lượng lân nhất định để bón thúc cho lúa khi bén rễ hồi xanh và đẻ nhánh hữu hiệu. Tuy vậy khác với đạm bón lân nếu vượt quá mức cây cần cũng không làm giảm năng suất và phẩm chất lúa sau này. Cho nên không nhất thiết phải quá thận trọng với việc xác định lượng lân bón ruộng. Có thể bón nhiều hơn mức cây cần một ít để tránh trường hợp thiếu lân mà phân đạm không phát huy hết hiệu quả. Lân chủ yếu dùng để bón lót vì nó là loại phân ít di chuyển ít bị rửa trôi và lại rất cần cho sự phát triển của rễ và mầm. Chỉ bón thúc lân cho lúa khi ruộng có triệu chứng bị nghẹt rễ hoặc loại đất thôi chua giàu sét. Phân đạm Xác định lượng đạm bón cho lúa phụ thuộc nhiều vào thời tiết vụ trồng hơn là phụ thuộc vào đất. Vì trong lớp đất canh tác 20cm số lượng đạm huy động từ đất là rất ít. Cho nên có thể nói năng suất lúa cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào lượng đạm bón. Xác định lượng đạm bón trước hết là dựa vào nhu cầu của cây lúa. Lúa lai lúa năng suất có nhu cầu đạm cao hơn lúa thuần lúa chất lượng. Mặt khác xác định lượng đạm bón còn phụ thuộc