Cho đến cuối tháng 3-1973, tất cả các đơn vị quân đội Mỹ và quân đội chư hầu còn lại đã rút hết về nước. Nhưng chiến tranh xâm lược thực dân mới không hề chấm dứt. Với khối lượng viện trợ ồ ạt trước ngày 27-1-1973, Mỹ chủ trương hiện đại hoá và tinh nhuệ hoá quân đội nguỵ bằng kế hoạch quân sự 6 năm (1974-1979). Mỹ cũng chủ trương làm cho kinh tế miền Nam tự lực bằng kế hoạch kinh tế hậu chiến 8 năm (1973-1980). Năm 1973, quân chính quy nguỵ tăng lên tên, cùng 1,5 triệu bảo an. | Khi lực lượng chủ lực của các sư đoàn 10, 320 và các trung đoàn 40, 234, 273, 675 di chuyển về quanh Buôn Ma Thuột, hệ thống điện đài của các đơn vị này vẫn giữ nguyên vị trí và liên tục phát đi các bức điện giả, báo cáo giả, mệnh lệnh giả với tần suất ngày càng cao. Trong khi các đơn vị này di chuyển vào Đắc Lắc thì Sư đoàn 968 (thiếu) từ Lào về lần lượt thay thế các đơn vị này và vẫn sử dụng hệ thống liên lạc vô tuyến điện đã có tại địa bàn. Sở chỉ huy mặt trận Tây Nguyên cũng để lại và duy trì hoạt động của các bộ máy điện đài 15W (loại dùng cho sở chỉ huy sư đoàn trở lên) tại K'Leng, bắc Võ Định, điểm cao 518 bên đường 19 đông. Lực lượng an ninh giải phóng Pleiku và Kon Tum còn cho người vào tìm người thân" trong khu vực do QLVNCH kiểm soát, phao tin Quân giải phóng sắp đánh lớn và Kon Tum và Pleiku. Dân chúng trong các vùng do Mặt trận kiểm soát ở các khu vực Đông, Bắc và Tây Pleiku - Kon Tum làm nhiều cờ, hoa, biểu ngữ với nội dung chào mừng Pleiku và Kon Tum được giải phóng. Khi Trung đoàn 45 (sư đoàn 23) Quân lực Việt Nam Cộng hòa tổ chức các cuộc hành quân lùng sục xung quang khu vực Buôn Ma Thuột, Thuần Mẫn và Đức Lập; Bộ tư lệnh mặt trận Tây Nguyên đã lệnh cho các đơn vị của Sư đoàn 320A tạm lùi về phía Tây, tránh giao chiến, không bộc lộ lực lượng. Sư đoàn 316 bố trí phía sau Sư đoàn 320A được lệnh không tiến hành bất kỳ hoạt động quân sự nào.