CÁC ĐỊNH CHẾ, NHÀ NƯỚC, VÀ THỊ TRƯỜNG: ĐỐI TÁC CHO PHÁT TRIỂN Các doanh nghiệp không hoạt động trong môi trường chân không; họ không thể hoạt động thành công hoặc có khả năng cạnh tranh khi thiếu các định chế thích hợp, khi vai trò của chính phủ không được xác định rõ ràng, và khi môi trường đầu tư không đầy đủ. Hình ở phần trước cho thấy rằng cơ sở hạ tầng tổng thể - chủ yếu do chính phủ cung cấp - tác động đến cách thức doanh nghiệp phát triển khả năng công. | Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 2005-2006 Kinh tế phát triển II Bài đọc Các định chế nhà nước và thị trường đối tác cho phát triển CÁC ĐỊNH CHẾ NHÀ NƯỚC VÀ THỊ TRƯỜNG ĐỐI TÁC CHO PHÁT TRIỂN Các doanh nghiệp không hoạt động trong môi trường chân không họ không thể hoạt động thành công hoặc có khả năng cạnh tranh khi thiếu các định chế thích hợp khi vai trò của chính phủ không được xác định rõ ràng và khi môi trường đầu tư không đầy đủ. Hình ở phần trước cho thấy rằng cơ sở hạ tầng tổng thể - chủ yếu do chính phủ cung cấp - tác động đến cách thức doanh nghiệp phát triển khả năng công nghệ và quản lý doanh nghiệp. Do vậy một chiến lược phát triển đòi hỏi phải có sự hợp tác hiệu quả giữa nhà nước và thị trường Stern và Stiglitz 1997 cũng như việc xây dựng các định chế. Sự cộng tác của hai bên nhà nước và thị trường bao gồm một loạt các nghĩa vụ và trách nhiệm mỗi bên phải đảm nhận. Điều này đặc biệt phù hợp đối với các quốc gia đang phát triển với thị trường và các định chế còn kém phát triển. Mặc dù tại các nước đang phát triển phạm vi can thiệp của chính phủ có thể lớn hơn nhưng khả năng can thiệp của chính phủ lại có phần hạn chế. Sự phát triển đối tác như trên phải là một quá trình đồng bộ bởi vì những nhiệm vụ do chính phủ và thị trường đảm nhiệm bổ sung cho nhau và chỉ cần một trục trặc nhỏ nhất của một trong hai bên cũng sẽ gây khó khăn về mặt chất lượng và hiệu quả của toàn bộ hệ thống. Đây là cốt lõi của lý thuyết vòng đệm tròn về phát triển kinh tế Hộp . Mục tiêu của đối tác là nhằm tạo ra nền kinh tế thị trường vận hành tốt. Thật vậy đó chính là ý nghĩa của nền kinh tế có tính cạnh tranh và là những gì mà các định nghĩa ở phần trước về tính cạnh tranh quốc gia thể hiện. Do vậy mặc dù khả năng cạnh tranh quốc gia vẫn còn là một khái niệm rất khó xác định đặc biệt trong bối cảnh cụ thể về xuất nhập khẩu nhưng nó vẫn có thể được sử dụng như là một cách viết tắt thay cho nền kinh tế thị trường vận hành tốt và điều này làm cho thuật ngữ