Cọc khoan nhồi các loại đang được sử dụng phổ biến tại nước ta nhưng hiệu quả thấp. Bài báo sử dụng các kết quả thí nghiệm cọc gần đây nhất đưa ra một quan điểm nhằm nâng cao hiệu quả của loại cọc này. 1. Đặt vấn đề Cọc nhồi là giải pháp móng tất yếu phải được áp dụng cho các công trình xây dựng với tải trọng lớn, tập trung như cầu, nhà cao tầng. Hiện nay, cọc nhồi được sử dụng đặc biệt phổ biến ở nước ta với tất cả các loại hình của nó. | VỀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ CỌC KHOAN NHỒI PGS. TS. ĐOÀN THẾ TƯỜNG Viện KHCN Xây dựng Tóm tắt Cọc khoan nhồi các loại đang được sử dụng phổ biến tại nước ta nhưng hiệu quả thấp. Bài báo sử dụng các kết quả thí nghiệm cọc gần đây nhất đưa ra một quan điểm nhằm nâng cao hiệu quả của loại cọc này. 1. Đặt vấn đề Cọc nhồi là giải pháp móng tất yếu phải được áp dụng cho các công trình xây dựng với tải trọng lớn tập trung như cầu nhà cao tầng. Hiện nay cọc nhồi được sử dụng đặc biệt phổ biến ở nước ta với tất cả các loại hình của nó từ cọc khoan nhồi đến cọc barrette và cọc khoan nhồi rửa bơm gia cường đáy. Tuy nhiên các số liệu thực tế sử dụng cho thấy hiệu quả kinh tế của cọc nhồi là thấp. Bảng 1 trình bày thông số suất mang tải SMT - được hiểu là giá trị sức mang tải thiết kế của cọc trên một đơn vị thể tích cọc - đối với một số loại cọc đã được sử dụng trong khu vực Hà Nội. Bảng 1. Suất mang tải của một số loại cọc trong khu vực Hà Nội Loại cọc Cọc rỗng BTCT ứng suất trước Cọc khoan nhồi Cọc khoan nhồi rửa bơm gia cường đáy Cọc BTCT đúc sẵn SMT tấn m3 50-60 9-14 16-18 16-25 Số liệu bảng 1 cho thấy hiệu quả của cọc khoan nhồi đánh giá theo SMT chỉ bằng nửa cọc BTCT đúc sẵn đóng hoặc ép trong khi đó đối với cọc khoan nhồi có rửa và bơm gia cường đáy là gần tương đương. Cọc khoan nhồi rửa bơm gia cường đáy áp dụng lần đầu ở nước ta từ năm 2004 tại công trình Pacefic Place 83 Lý Thường Kiệt Hà Nội và hiện được đánh giá là giải pháp móng hiệu quả cao. Nhiều nhà cao tầng trong địa phận Hà Nội đã áp dụng giải pháp này như các dự án văn phòng căn hộ cho thuê Mỹ Đình 88 Láng Hạ Hacinco 110 Mai Hắc Đế và kể cả dự án Keangnam. Tuy nhiên do quan niệm quá khắt khe về quản lý chất lượng đã hạn chế sự áp dụng rộng rãi loại cọc này trong thực tế xây dựng. Bài này thông qua các phân tích về cơ chế huy động khả năng mang tải của cọc dựa trên các kết quả thí nghiệm đo sự phân bố lực dọc thân cọc trong quá trình chịu tải đưa ra một quan niệm khác nhằm khai thác hiệu quả tính ưu việt của .