Dân gian có câu "Con hơn cha là nhà có phúc", câu nói đó rất phù hợp nhà bác học Việt Nam Lê Quý Đôn thế kỷ 18, và cha của ông là Lê Trọng Thứ (1693 - 1781). Đạo đức của ông Lê Trọng Thứ ảnh hưởng sâu sắc đến Lê Quý Đôn. Khi cha con ông làm quan trong triều, vua Lê Cảnh Hưng khen ngợi: "Cha con người thật làm vẻ vang cho sông núi nước Nam. Hãy cố gắng hơn nữa để khỏi phụ lòng xã tắc". Ông Lê Trọng Thứ người xã Diên Hà,. | Lê Trọng Thứ - Người cha của nhà bác học Dân gian có câu Con hơn cha là nhà có phúc câu nói đó rất phù hợp nhà bác học Việt Nam Lê Quý Đôn thế kỷ 18 và cha của ông là Lê Trọng Thứ 1693 - 1781 . Đạo đức của ông Lê Trọng Thứ ảnh hưởng sâu sắc đến Lê Quý Đôn. Khi cha con ông làm quan trong triều vua Lê Cảnh Hưng khen ngợi Cha con người thật làm vẻ vang cho sông núi nước Nam. Hãy cố gắng hơn nữa để khỏi phụ lòng xã tắc . Ông Lê Trọng Thứ người xã Diên Hà tổng Diên Hà huyện Diên Hà phủ Tiên Hưng nay là làng Phú Hiếu xã Độc Lập huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình . Lúc nhỏ còn có tên là Lê Phú Thứ ông sinh năm 1693 và mất năm 1781. Ông học giỏi từ khi đi thi hương cống ở Sơn Nam đến khi lên học ở Quốc Tử Giám bài làm của ông đều được phê điểm ưu. Ông thi đỗ tiến sĩ năm Giáp Thìn 1724 lúc 31 tuổi sau đó được bổ nhiệm vào Viện hàn lâm đến năm 79 tuổi thì về hưu. Ông từng giữ tới chức Thượng thư bộ Hình. Về tước vị ông được phong từ tước bá Diên phương bá đến tước hầu Diễn phái hầu . Khi qua đời ông được tặng hàm Thái bảo tước Hà quận công. Ông còn có hiệu Trúc Am và có Trúc Am thi văn tập . Ông là một người cha mẫu mực một ông quan cần mẫn liêm chính thẳng thắn trung thực hết lòng vì dân vì nước. Khi công danh tột đỉnh cũng như khi về quê ông luôn luôn sống giản dị kính già yêu trẻ. Chúng ta không thể hình dung nổi cuộc đời làm quan của ông biết bao thăng trầm trắc trở. Sử sách viết về ông Trọng Thứ là người chất phác bộc trực dám nói thẳng là một chỗ dựa vững chắc của triều đình Việt sử thông giám cương mục - chính biên Nhà xuất bản Sử học . Chúa Trịnh Doanh cũng phải khen ông là người trung thực dám nói thẳng và ban cho ông bốn chữ Đặc hiệu hảo ân Ân huệ đặc biệt danh tiếng tốt đẹp . Vì trung ngôn nghịch nhĩ nói thẳng thì khó nghe mà cuộc đời phải trải qua bao thăng trầm. Để cuối cùng có được đánh giá và những lời ban khen ấy ông đã từng bị giáng chức cách chức. Khi tiến sĩ Trần Hiền bị Trần Cảnh vì thù riêng mà vu oan ông dám đương đầu bảo vệ Trần Hiền Hiền là thầy dạy Nguyễn