Đặng Xuân Bảng (1828-1910) quê ở Xuân Trường - Nam Định, đỗ tiến sĩ năm 28 tuổi. Trong thời gian làm quan, ông đã nhiều lần can gián vua, song đáng tiếc nhiều ý kiến vượt trên thời đại của ông không được chú ý. Sau khi về hưu, ông dành gần 20 năm để viết bộ Việt sử cương mục tiết yếu được đánh giá là có nhiều nét đặc sắc so với các bộ lịch sử Việt Nam trước đó. Mùa xuân năm Mậu Tý (1828) dưới triều Nguyễn Thái Tổ niên hiệu Minh Mạng năm thứ. | Đặng Xuân Bảng và bộ Việt Sử Cương Mục Tiết Yếu Đặng Xuân Bảng 1828-1910 quê ở Xuân Trường - Nam Định đỗ tiến sĩ năm 28 tuổi. Trong thời gian làm quan ông đã nhiều lần can gián vua song đáng tiếc nhiều ý kiến vượt trên thời đại của ông không được chú ý. Sau khi về hưu ông dành gần 20 năm để viết bộ Việt sử cương mục tiết yếu được đánh giá là có nhiều nét đặc sắc so với các bộ lịch sử Việt Nam trước đó. Mùa xuân năm Mậu Tý 1828 dưới triều Nguyễn Thái Tổ niên hiệu Minh Mạng năm thứ chín ở xã Hành Thiện huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định. Vợ ông Tú tài Đặng Viết Hòe vì bảy lần đi thi đều chỉ đỗ tú tài nên còn gọi là Mền Hòe sinh được người con trai rất khôi ngô tuấn tú. Ông Mền Hòe ngắm con trai mà lòng dạt dào vui sướng ông đặt tên con trai là Xuân Bảng hy vọng con ông lớn lên sẽ làm rạng danh cho dòng họ Đặng bằng con đường khoa bảng. Nhất định con ta sẽ hơn ta muốn vậy ta phải dạy con ta ngay từ sau khi nó tập nói để nó được làm quen với chữ Thánh hiền . Nghĩ sao làm vậy khi cậu Bảng tập nói hàng xóm đã thấy cậu bi bô nhân chi sơ tính bản thiện. nên có người cho là một thần đồng. Năm 12 tuổi cậu Bảng đã biết đối và họa thơ với bố rất đúng luật và sâu sắc. Năm 19 cậu Bảng tham gia thi hương khóa Đinh Mùi 1847 đã đỗ tú kép. Ba năm sau 1850 ở khóa thi hương Canh Tuất Xuân Bảng cùng với bố đi thi ông Mền Hòe thất vọng vì lại đỗ tú tài lần thứ bảy thì Xuân Bảng đỗ cử nhân nên đã tự an ủi mình con hơn cha là nhà có phúc . Tân cử nhân Đặng Xuân Bảng được nhận chức giáo thụ phủ Ninh Giang Hải Dương . Vừa làm quan lại vừa tự học và quan sát ghi chép để có tài liệu về ngôn ngữ phong tục tập quán của các địa phương. Năm 1856 ông lặn lội vào Huế thi Đình khóa thi Bính Tuất đỗ Nhị giáp Tiến sĩ đáng lẽ đỗ Tam giáp nếu bài thi của ông không có đôi điều can gián vua bỏ thú ham săn bắn để tập trung vào việc nước trước nguy cơ Pháp có thể xâm lược nước ta. Tài học cao hiểu rộng của Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng đã lọt đến tai vua Tự Đức nên năm 1857 vua đã triệu ông vào kinh đô Huế phong chức