LÝ THUYẾT TƯƠNG ĐỐI - 1 Có gì hạn chế trong cơ học cổ điển Newton? Trước khi tìm hiểu về thuyết tương đối, chúng ta hãy thử xem lại đôi chút về các luận điểm cơ bản về không gian và thời gian trong cơ học cổ điển Newton và suy xét xem có điểm gì chưa đạt yêu cầu trong các luận điểm này khi suy xét kĩ hơn về bản chất của không gian, thời gian và của vũ trụ. Isaac Newton (1642 - 1727) sinh ra tại Anh vào đúng năm mất của nhà vật lí. | LÝ THUYẾT TƯƠNG ĐỐI - 1 Có gì hạn chế trong cơ học cổ điển Newton Trước khi tìm hiểu về thuyết tương đối chúng ta hãy thử xem lại đôi chút về các luận điểm cơ bản về không gian và thời gian trong cơ học cổ điển Newton và suy xét xem có điểm gì chưa đạt yêu cầu trong các luận điểm này khi suy xét kĩ hơn về bản chất của không gian thời gian và của vũ trụ. Isaac Newton 1642 - 1727 sinh ra tại Anh vào đúng năm mất của nhà vật lí thiên văn huyền thoại Galileo Galilei. Newton được coi là một trong những nhà vật lí vĩ đại nhất mọi thời đại người đã tiếp tục xây dựng thành công các ý tưởng của Galilei về không gian và về chuyển động. Ngày nay chúng ta thường gọi toàn bộ nền cơ học cổ điển trước Einstein là cơ học cổ điển Newton để nhắc đến công lao của ông. Cơ học cổ điển của Newton được xây dưngk lấy cơ sở chính từ hình học Euclite và các lí thuyết chuyển động của Galilei. Nội dung của các sáng tạo vĩ đại của Newton được chúng ta biết đến chủ yếu qua định luật vận vật hấp dẫn mọi vật luôn hấp dẫn lẫn nhau một lực hút tỉ lệ với khối lượng 2 vật và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng và 3 định luật cơ học mang tên Newton. Cái chúng ta cần nhắc đến ở đây không phải nội dung của các định luật này cũng như biểu tức hay các ứng dụng của nó trong thực tế. Vấn đề mấu chốt của cơ học cổ điển mà lí thuyết tương đối vĩ đại sau này đã cải biến và tổng quát hóa là quan niệm về không gian và thời gian. Trong cơ học cổ điển Newton không gian và thời gian được định nghĩa theo cách của nguyên lí tương đối Galilei. Theo đó mọi chuyển động đều có tính tương đói phụ thuộc hệ qui chiếu. Có nghĩa là nếu A chuyển động trên mặt đường thì với B đang đúng tại chỗ A là chuyển động nhưng với một đối tượng C cũng chuyển động trên một con đường đó nhưng có cùng vận tốc và hướng chuyển đọng với A thì A vẫn chỉ là đối tượng đứng yên và B cùng con đường lại là đối tượng chuyển động. Tức là khong gian hoàn toàn có tính tương đối trong khi đó thời gian lại có tính tuyệt đối tính đồng .