Phong Lê và một số vấn đề lịch sử văn học Việt Nam hiện đại 2 . Đào Tuấn Ảnh Phòng Văn học So sánh Từ điểm nhìn hiện tại, có khá nhiều luận điểm trong phần I công trình Văn học Việt Nam hiện đại - lịch sử và lí luận có thể tranh luận, phản bác. Tuy nhiên, chúng ta không phải làm việc đó, bởi chính tác giả đã tự tranh luận, phản bác và đặt lại nhiều vấn đề ngay trong phần II cuốn sách mang tiêu đề Văn học và hiện thực viết năm 1990, mười năm. | Phong Lê và một số vấn đề lịch sử văn học Việt Nam hiện đại 2 . Đào Tuấn Ảnh Phòng Văn học So sánh Từ điểm nhìn hiện tại có khá nhiều luận điểm trong phần I công trình Văn học Việt Nam hiện đại - lịch sử và lí luận có thể tranh luận phản bác. Tuy nhiên chúng ta không phải làm việc đó bởi chính tác giả đã tự tranh luận phản bác và đặt lại nhiều vấn đề ngay trong phần II cuốn sách mang tiêu đề Văn học và hiện thực viết năm 1990 mười năm sau bài tổng quan Văn xuôi Việt Nam trên con đường hiện thực xã hội chủ nghĩa nêu trên. Trong Văn học và hiện thực lần đầu tiên Phong Lê đặt vấn đề hiện đại hoá bên cạnh cách mạng hoá như một yêu cầu cơ bản cấp thiết của phát triển văn học Việt Nam hiện đại. Vấn đề hiện đại hoá văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX được nhiều nhà nghiên cứu đề cập tới từ cuối thập niên 1990 cho tới nay và mỗi người có cách tiếp cận và cách thức nghiên cứu riêng 12 . Với cách đặt vấn đề của mình Phong Lê đưa văn học công khai giai đoạn 1920-1945 trở về đúng vị trí của nó. Văn học công khai được xếp ngang hàng với văn học cách mạng và nếu có sự so le thì cũng do có lúc yêu cầu này trội lên có lúc nhường cho yêu cầu kia . Đánh giá lại văn học công khai nói chung Thơ mới nói riêng Phong Lê viết . cũng có lúc và kéo khá dài một bộ phận sáng tác của trào lưu này còn bị phê phán là quay lưng hoặc thoát li thời cuộc thậm chí còn bị kết tội là sự cổ vũ cho nhu cầu hưởng lạc cho sinh hoạt cá nhân tư sản. Nhưng trên khoảng lùi của thời gian và với cái nhìn tổng thể các yêu cầu lịch sử thì không phủ nhận một sự thật là sự hiện diện của mảng văn học đó cũng là nhằm thoả mãn một yêu cầu lịch sử cũng có những đóng góp nhất định trên các mục tiêu giải phóng trong đó có sự giải phóng con người và nhất là trên sự canh tân mạnh dạn của thể loại ngôn ngữ đưa tới những đóng góp lớn trên con đường hiện đại hoá nội dung và hình thức văn chương 13 . Đặt trên cùng một bình diện Phong Lê nhấn mạnh sự cần thiết như nhau của hai dòng văn học - Cách mạng và công khai với tư .