Phong Lê và một số vấn đề lịch sử văn học Việt Nam hiện đại 3 . Đào Tuấn Ảnh Phòng Văn học So sánh Trong quá trình viết, luận điểm này được Phong Lê nhấn mạnh nhiều lần, trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt những nghiên cứu của anh về Nguyễn Ái Quốc - tác giả Việt Nam đầu tiên, từ những năm 20 đã góp công đầu vào việc giải quyết hai yêu cầu lịch sử nói trên, tạo cơ sở để khắc phục những so le lịch sử giữa dân tộc và thời đại(21). Để thấy được vai. | Phong Lê và một số vấn đề lịch sử văn học Việt Nam hiện đại 3 . Đào Tuấn Ảnh Phòng Văn học So sánh Trong quá trình viết luận điểm này được Phong Lê nhấn mạnh nhiều lần trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt những nghiên cứu của anh về Nguyễn Ái Quốc - tác giả Việt Nam đầu tiên từ những năm 20 đã góp công đầu vào việc giải quyết hai yêu cầu lịch sử nói trên tạo cơ sở để khắc phục những so le lịch sử giữa dân tộc và thời đại 21 . Để thấy được vai trò lịch sử to lớn này của Nguyễn Ái Quốc đối với văn học dân tộc trước khi đi vào phân tích sáng tác của Người Phong Lê đã khái quát tình hình mà anh cho là mâu thuẫn khi văn học công khai không có điều kiện đặt trực diện những vấn đề cơ bản của thời đại hoặc có lúc chủ tâm tránh thì mang những đổi mới trong hình thức còn văn học cách mạng trực tiếp phô diễn nguyện vọng cơ bản của quần chúng thì về hình thức lại chưa thể hoặc không đặt yêu cầu phải hướng tới sự cách tân 22 . Những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Ái Quốc theo Phong Lê tránh được mâu thuẫn trên và với sáng tác của Người hai dòng chủ lưu của văn học 1930-1945 - công khai và cách mạng vốn tồn tại song song đã bắt đầu có sự hoà nhập. Để chứng minh luận điểm của mình Phong Lê đã đưa ra những bài viết công phu về sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Ái Quốc đặc biệt là Nhật kí trong tù. Tác phẩm này được Phong Lê nghiên cứu khá kĩ từ khảo sát văn bản trong cuộc hành trình kéo dài của nó trước khi tới được tay độc giả tới những phân tích văn bản giúp độc giả có cái nhìn mới về tác phẩm lớn ngày càng có nguy cơ bị nhà trường hoá này. Nhật kí trong tù trên thực tế là một tác phẩm rất khó tiếp cận bởi đây là một tác phẩm thơ dịch từ tiếng Hán dù bản dịch có đỉnh tới mức nào vẫn không thể chuyển tải hết hồn cốt tinh thần những bài thơ cũng như vẻ đẹp toát lên từ sự dung dị cô đọng của ngôn ngữ viết ra no. Chính vì vậy khi đọc những trang tâm huyết của Phong Lê người đọc vẫn muốn tác giả đi sâu hơn nữa vào phương diện nghệ thuật của tác phẩm phát hiện vẻ đẹp của sự đối cực nghệ .