Cấu trúc tự sự "Kafka bên bờ biển" theo cách nhìn phân tâm học . Lê Nguyên Cẩn Khoa Ngữ văn - Đại học Sư phạm Hà Nội với lí thuyết phân tâm học mà ông đề xướng, trở thành người có nhiều ảnh hưởng vào loại bậc nhất đối với châu Âu nói riêng và với thế giới nói chung, đặc biệt là với những tác gia tác phẩm văn học lớn của thế kỉ XX. “Đây là một người mà tên tuổi mãi mãi đứng cùng hàng với những tên tuổi như Darwin, Copernic, Newton, Marx và Einstein;. | Cấu trúc tự sự Kafka bên bờ biển theo cách nhìn phân tâm học . Lê Nguyên Cẩn Khoa Ngữ văn - Đại học Sư phạm Hà Nội với lí thuyết phân tâm học mà ông đề xướng trở thành người có nhiều ảnh hưởng vào loại bậc nhất đối với châu Âu nói riêng và với thế giới nói chung đặc biệt là với những tác gia tác phẩm văn học lớn của thế kỉ XX. Đây là một người mà tên tuổi mãi mãi đứng cùng hàng với những tên tuổi như Darwin Copernic Newton Marx và Einstein một người đã thật sự làm biến đổi cách thức chúng ta suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống và của xã hội con người 1 . Cuốn tiểu thuyết Kafka bên bờ biển của H. Mukarami 2 từ góc độ cấu trúc tự sự và kết cấu nhân vật với những đặc điểm rất riêng có thể được soi sáng bằng lý thuyết phân tâm học. Toàn bộ tiểu thuyết được chia thành 49 chương được đánh số từ 1 đến 49 và một chương mở đầu được đặt tên là Cái thằng tên là Quạ và sau chương 46 cũng lại xuất hiện một chương có tên như vậy nhưng không đánh số. Như vậy tổng hợp lại ta có 51 chương trọn vẹn với hai mạch kể rõ ràng. Trước hết là câu chuyện về cái tôi - bản ngã của Kafka. Từ góc độ phân tâm học nhân vật Kafka hiện ra trong một trạng thái không bình thường trạng thái nhiễu tâm ám ảnh do phải chịu tác động nhiều chiều mà trước hết là xuất phát từ hoàn cảnh gia đình riêng tư của chú. Sở dĩ phải nhấn mạnh tới khía cạnh đặc biệt này của nhân vật Kafka là vì đây là kiểu nhân vật khác thường nhân vật của thời đại mà chúng ta đang sống. Ở nhân vật này không giống như nhân vật trong tiểu thuyết cổ điển thường là những con người nghèo khổ túng thiếu về mặt vật chất lam lũ trong cuộc sống cơm áo gạo tiền Kafka chẳng thiếu gì cả. Điều mà Kafka thiếu là thiếu tình cảm của những người thân thiếu đi sự chia sẽ cảm thông trong cuộc sống tinh thần khi chú đang còn sống trong gia đình. Kèm theo đó là lời nguyền độc địa của người bố tạo ra một ẩn ức thường xuyên trong tâm hồn trẻ thơ này và được kết hợp trong hoàn cảnh độ tuổi dậy thì đang có những đòi hỏi riêng của nó những phát .