Hans Robert Jauss: Lịch sử văn học là lịch sử tiếp nhận 3 . Huỳnh Vân Đại học Văn hiến - Tp. Hồ Chí Minh Mặc dù đề cao những mặt “vượt trội” của chủ nghĩa hình thức so với các lý thuyết văn học truyền thống, nhưng Jauss cũng công nhận rằng người ta đã “chỉ ra khá đủ những yếu kém của lý thuyết tiến hóa của chủ nghĩa hình thức”. Và từ góc nhìn của mỹ học tiếp nhận ông càng nhận ra những yếu kém đó. Theo ông “việc mô tả sự tiến triển của văn học như. | Hans Robert Jauss Lịch sử văn học là lịch sử tiêp nhận 3 . Huỳnh Vân Đại học Văn hiến - Tp. Hồ Chí Minh Mặc dù đề cao những mặt vượt trội của chủ nghĩa hình thức so với các lý thuyết văn học truyền thống nhưng Jauss cũng công nhận rằng người ta đã chỉ ra khá đủ những yếu kém của lý thuyết tiến hóa của chủ nghĩa h ình thức . Và từ góc nhìn của mỹ học tiếp nhận ông càng nhận ra những yếu kém đó. Theo ông việc mô tả sự tiến triển của văn học như là cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ của cái mới với cái cũ hay như là sự thay đổi của sự qui tắc hóa và tự động hóa các hình thức đã rút ngắn tính chất lịch sử của văn học vào sự cập nhật hóa một chiều kích của những thay đổi của nó v à giới hạn sự nhận hiểu lịch sử vào sự cảm nhận nó. Những thay đổi của dãy văn học ngược lại chỉ trở thành hệ quả lịch sử nếu sự đối lập giữa hình thức cũ và hình thức mới cũng cho phép nhận ra sự trung giới đặc trưng của chúng 219 . Jauss phê phán quan niệm đồng nhất sự nhận hiểu lịch sử với sự cảm nhận sự tri giác sự nhận biết gần như trực tiếp tác phẩm của chủ nghĩa hình thức tức tác phẩm nghệ thuật sẽ được nhận biết trên cái nền của những tác phẩm khác. Ngược lại với mỹ học tiếp nhận của Jauss sự hiểu mang tính lịch sử về tác phẩm phải được trung giới qua tầm đón đợi của kinh nghiệm văn học và tính chất nghệ thuật của tác phẩm có thể không được nhận biết trong tầm xuất hiện đầu tiên của nó. Hơn thế không hiếm khi do sự kháng cự lại sự đón đợi của công chúng đầu ti ên của nó lớn đến mức làm cho nó phải trải qua một quá trình tiếp nhận lâu dài mới lấy được cái mà trong tầm đầu tiên đã không được đón nhận. Và cũng có khi ý nghĩa tiềm tàng của một tác phẩm chỉ được phát hiện ra nhờ việc cập nhật hóa một hình thức mới hơn của sự tiến triển văn học làm đạt được tầm đón đợi cho phép tìm thấy con đường nhận hiểu cái hình thức đã không được hiểu đúng. Đó là khoảng cách khả biến giữa sự nhận biết thực tế đầu ti ên và những ý nghĩa tiềm tàng của tác phẩm 193 . Sự trung giới đó theo mỹ học tiếp nhận