Bài học về phát triển: Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường"Môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên bị cạn kiệt, rừng bị tàn phá, đất bị xói mòn và tình trạng sa mạc hóa, biến đổi khí hậu, nguy cơ nước biển dâng. làm thu hẹp không gian sinh tồn của con người chẳng những tác động tiêu cực đến cuộc sống hiện tại mà còn đe dọa sự phát triển của các thế hệ tương lai" | Bài học về phát triển Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường Môi trường bị ô nhiễm tài nguyên bị cạn kiệt rừng bị tàn phá đất bị xói mòn và tình trạng sa mạc hóa biến đổi khí hậu nguy cơ nước biển dâng. làm thu hẹp không gian sinh tồn của con người chẳng những tác động tiêu cực đến cuộc sống hiện tại mà còn đe dọa sự phát triển của các thế hệ tương lai - đó là nhận định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về tình hình môi trường ở nước ta. Theo Thủ tướng đây là những thách thức to lớn trên con đường phát triển. Vì vậy phát triển kinh tế phải gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường. Chủ động đối phó với hiểm họa nước biển dâng sử dụng công nghệ tiết kiệm nguyên liệu năng lượng phát triển kinh tế xanh là nội dung có tác động mạnh nhất đến phát triển bền vững phải được thể hiện trong toàn bộ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước cũng như trong từng lĩnh vực ở từng địa phương đơn vị. Nguy cơ đã được nhận thức các biện pháp lớn để hạn chế nguy cơ đã được xác định và triển khai Luật về Bảo vệ môi trường điểm tựa pháp lý cho mọi hoạt động cũng đã được ban hành nhưng môi trường vẫn tiếp tục suy thoái nghiêm trọng vì sao Dân mình ngày nay đều biết mưa bão hạn hán thời tiết nóng lạnh thất thường nước biển dâng. là do tác động của biến đổi khí hậu. Không chỉ vậy nhiều người còn hiểu rõ chính con người với những hành vi vô ý thức đã góp phần đẩy nhanh sự biến đổi này. Chẳng hạn như nước biển dâng là do băng tan băng tan là do lượng khí CO2 do sản xuất công nghiệp thải vào bầu khí quyển mỗi năm một nhiều làm trái đất nóng lên. Biết vậy nhưng các Hội nghị quốc tế bàn về lộ trình và mức độ cắt giảm khí thải công nghiệp họp nhiều mà vẫn không kết quả vì bị chi phối bởi lợi ích quốc gia thiển cận. Bây giờ một học sinh tiểu học cũng biết lụt lội là do rừng đầu nguồn bị chặt phá nước sông đen kịt