Nghề trồng nấm rơm từ lâu đã phát triển mạnh tại những vùng nông thôn Bến Tre, vì nghề này tận dụng nguồn phế phẩm phụ là: rơm thải ra khi thu hoạch lúa, lại tận dụng công lao động nhàn rỗi góp phần tăng thu nhập cho người trồng lúa. Tuy nhiên phần đông bà con nông dân trồng nấm chưa hiểu thấu đáo các đặc tính sinh học cũng như các điều kiện ngoại cảnh (nhiệt độ, ẩm độ) trong khi trồng nấm. . | GIẢI PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO NĂNG SUẤT NẤM RƠM Nghề trồng nấm rơm từ lâu đã phát triển mạnh tại những vùng nông thôn Bến Tre vì nghề này tận dụng nguồn phế phẩm phụ là rơm thải ra khi thu hoạch lúa lại tận dụng công lao động nhàn rỗi góp phần tăng thu nhập cho người trồng lúa. Tuy nhiên phần đông bà con nông dân trồng nấm chưa hiểu thấu đáo các đặc tính sinh học cũng như các điều kiện ngoại cảnh nhiệt độ ẩm độ trong khi trồng nấm và nhất là chưa phát hiện được từng giai đoạn sinh trưởng của meo nấm nguồn meo này cũng không ổn định có thể làm rơm ngày càng chua đắng ảnh hưởng đến chất lượng và sản lượng nấm. Vì những tác động này nên diện tích và sản lượng nấm rơm trong những năm qua hầu như không tăng phụ phẩm tồn đọng ngày càng nhiều do làm lúa tăng vụ ảnh hưởng đến sức khỏe con người và ô nhiễm môi trường sinh thái. Từ thực trạng này Anh Nguyễn Hùng Nhân Trung tâm khuyến nông tỉnh Bến Tre cùng với các cộng sự đã nghiên cứu và xây dựng qui trình trồng nấm theo phương pháp khoa học bằng cách ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật vào nghề trồng nấm rơm nhằm giúp người sản xuất hiểu được cốt lõi của qui trình trồng nấm nâng dần diện tích-năng suất-thu nhập nấm theo thời gian. Theo qui trình kỹ thuật giúp bà con nông dân nâng cao năng suất nấm rơm trước hết trong khâu làm đống ủ phải chọn nguồn rơm nguyên liệu tốt để xác định rõ nguồn rơm tốt phải dùng giấy thử để đo độ pH của rơm đo độ chua của rơm xử lý vôi đúng liều lượng bón vôi DAP và xạ khuẩn nếu có phù hợp với mục đích làm gia tăng chất dinh duỡng và giúp rơm phân hủy nhanh. Khi chọn giống nấm phải chọn nơi cung cấp giống có uy tín .