Bài báo phân tích quy luật phân bố ứng suất kéo uốn trong kết cấu mặt đường mềm dưới tác dụng của cả tải trọng thẳng đứng và tải trọng ngang có xét đến điều kiện dính bám giữa các lớp bê tông asphalt. | PHÂN TÍCH ỨNG SUẤT KÉO UỐN TRONG KẾT CẤU MẶT ĐƯỜNG MỀM CÓ XÉT ĐẾN ĐIỀU KIỆN DÍNH BÁM GIỮA các lớp bê tông asphalt PGS. TS. BÙI XUÂN CẬY ThS. NGUYỄN QUANG PHÚC ThS. BÙI TUẤN ANH Bộ môn Đường bộ Khoa Công trình Trường Đại học Giao thông Vận tải Tóm tắt Bài báo phân tích quy luật phân bố ứng suất kéo uốn trong kết cấu mặt đường mềm dưới tác dụng của cả tải trọng thẳng đứng và tải trọng ngang có xét đến điều kiện dính bám giữa các lớp bê tông asphalt. Summary The paper analyzes flexural stress distribution principles in flexible pavements under different vertical and horizontal loads considering the bonding condition between asphalt layers. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Khi đề xuất kết cấu áo đường mềm ngoài các nguyên tắc cấu tạo chung còn cần phải nghiên cứu tính toán trạng thái ứng suất biến dạng và chuyển vị phát sinh trong các lớp kết cấu dưới tác dụng của tải trọng để so sánh trị số này với khả năng chịu lực tương ứng của vật liệu nhằm khống chế phát sinh phá hoại. Các nội dung cần phân tích đánh giá là ứng suất trong nền đất độ võng tại bề mặt mặt đường ứng suất kéo - uốn ở đáy lớp mặt bê tông atphalt BTAP và các lớp móng liền khối ứng suất cắt - trượt lớn nhất ở bề mặt lớp mặt và vị trí tiếp xúc giữa các lớp tùy thuộc vào điều kiện dính bám. Trị số ứng suất kéo - uốn ở đáy lớp mặt và lớp móng liền khối lớn làm cho lớp vật liệu bị mỏi nứt gẫy dẫn đến phá hoại. Bài báo trình bày những kết quả nghiên cứu về ứng suất kéo-uốn trong các lớp mặt BTAP và lớp móng liền khối của kết cấu áo đường mềm có xét đến ảnh hưởng của lực ngang và điều kiện dính bám giữa các lớp. II. ỨNG SUẤT KÉO UỐN DƯỚI TÁC DỤNG ĐỒNG THỜI CỦA Lực THẲNG ĐỨNG VÀ Lực NGANG . Mô hình nghiên cứu 1 Ei pi E2 112 Z ỵ Echm E3 Líp móng Echm pchm Z 1 Fv Fh _ 1 HUUp. _X Ei pi 1 2 T E2 II 3 T E3 13 Echm T ị Echm chm 1 Lóp móng Z Hình 1. Mô hình tải trọng đề nghị nghiên cứu ứng suất biến dạng Sử dụng mô hình 2 vòng tròn tương đương như hình 1 để nghiên cứu. Tải trọng thẳng đứng và nằm ngang phân bố đều trên 2 vòng tròn vệt