GIỚI THIỆU VĂN HÓA PHONG TỤC VIỆT - TẾT

Tết Nguyên Đán là lễ tết đầu tiên của một năm. Tết được bắt đầu từ lúc giao thừa cùng với lễ trừ tịch. Theo chữ Hán Nôm, Nguyên có nghĩa là bắt đầu, Đán là buổi sớm mai. Tết Nguyên Đán tức là tết bắt đầu của năm, mở đầu cho mọi công ăn việc làm với tất cả mọi cảnh vật đều mới mẻ đón xuân sang. | TẾT NGUYÊN ĐÁN Tết Nguyên Đán là lễ tết đầu tiên của một năm. Tết được bắt đầu từ lúc giao thừa cùng với lễ trừ tịch. Theo chữ Hán Nôm Nguyên có nghĩa là bắt đầu Đán là buổi sớm mai. Tết Nguyên Đán tức là tết bắt đầu của năm mở đầu cho mọi công ăn việc làm với tất cả mọi cảnh vật đều mới mẻ đón xuân sang. Năm mới đến những sự may mắn mới đến và bao nhiêu điều lo âu phiền toái của năm cũ đều theo năm cũ mà đi hết. Theo sử của Trung Quốc Tết Nguyên Đán có từ đời nhà Hạ và lấy tên mười hai chi đặt cho mười hai tháng. Tháng Dần là tháng Giêng được chọn là tháng đầu năm. Đến đời nhà Ân thay đổi là tháng Sửu làm đầu năm. Nhưng khi đến nhà Chu thì sửa lại tháng Tý. Rồi đến đời Tần Thủy Hoàng lại sửa chữa lấy tháng Hợi. Nhưng khi đến đời Vua Hán Vũ Đế thì đầu năm lại vào tháng Dần như ban đầu. Và từ đó đến nay không còn sửa nữa. Tết Nguyên Đán đến mùa đông vừa qua tiết lạnh cũng hết ngày xuân ấm áp tới đem lại hoa cỏ đua nở tươi tốt khiến cho con người cũng như biến đổi cả tâm hồn sau một năm dài làm lụng vất vả. Người người vui vẻ đón xuân mới lòng chứa chan hy vọng ở những sự may mắn mới. Ai ai cũng vui nên không ai bảo ai gặp nhau người ta đều cầu chúc cho nhau những điều tốt đẹp Phúc Lộc Thọ Khang Ninh. GIAO THỪA VÀ LẼ TRỪ TỊCH Tết Nguyên Đán bắt đầu từ lúc giao thừa. Vạn sự trong thiên nhiên đều có từ lúc khởi đầu cho đến lúc kết thúc. Vì vậy một năm đều có sự bắt đầu và sự kết thúc của một năm là vào lúc giao thừa. Theo Từ Điển Hán-Việt của Đào Duy Anh giao thừa nghĩa là cũ giao lại mới tiếp lấy. Chính vì nghĩa đó nên hàng năm vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ mới này có Lễ Trừ Tịch. Lễ Trừ Tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ sắp bắt qua năm mới. Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ đi hết những điều xấu dở của năm cũ để đón những điều mới mẻ an lành và tốt đẹp của năm mới. Lễ này được diễn ra vào lúc giao thừa nên còn được gọi là lễ giao thừa. Dân ta tin rằng mỗi năm có một vị thần trông coi thiên hạ. Lúc giao thừa là lúc thần cũ trao nhiệm vụ cho thần mới. Trong lễ giao

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
5    93    1    30-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.