Thông báo 03/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước | Những năm qua, Ngân hàng Nhà nước, các Bộ ngành chức năng và các ngân hàng thương mại nhà nước đã có nhiều giải pháp tái cơ cấu các ngân hàng thương mại để có quy mô lớn hơn, mở rộng mạng lưới hoạt động trong cả nước và nước ngoài, nâng cao chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên việc đổi mới hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước còn chậm so với đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Để đáp ứng yêu cầu hội nhập, nâng cao sức cạnh tranh của các ngân hàng thương mại nhà nướ, ngay từ đầu năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì xây dựng đề án cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó đến nay, Ngân hàng nhà nước đã chấp hành triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đã đề xuất việc phát hành trái phiếu tăng vốn của VCB và chỉ đạo có kết quả việc phát hành này. Tuy nhiên việc thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm cổ phần hóa VCB và MHB triển khai còn rất chậm. Bên cạnh lý do khách quan như chưa có kinh nghiệm trong cổ phần hóa ngân hàng thương mại, nhất là trong khâu lựa chọn tư vấn cổ phần hó, khung pháp lý cho cổ phần hóa đối với ngân hàng thương mại còn chưa thật đủ rõ thì nguyên nhân chính là do chỉ đạo chưa quyết liệt, không đủ cụ thể, chưa tích cực có những vấn đề xuất tháo gỡ cụ thể với chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cơ chế trong cổ phần hóa các ngân hàng thương mại. Cổ phần hóa các ngân hàng thương mại tuy có đặc thù và còn mới, song cũng đã có nhiều kinh nghiệm trong cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước nên việc để kéo dài thời gian cổ phần hóa, đến nay chưa lựa chọn được nhà tư vấn cổ phần hóa VCB va MBH là khuyết điểm, Ngân hàng Nhà nước càn nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm.