NƯỚC MỸ DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG TRUMAN (1945 – 1953)

Lịch sử hơn 200 năm của nước Mỹ chịu sự tác động rất lớn bởi các chính sách đối nội và đối ngoại của các tổng thống, những nguyên thủ quốc gia và cũng là những người đứng đầu chính phủ. Nếu những chính sách được ban hành đúng đắn, phù hợp với tình hình quốc gia thì sẽ trở thành đòn bẩy cho sự phát triển về kinh tế, chính trị, xã hội của Mỹ. Ngược lại, những chính sách không phù hợp với quan điểm sai lệch sẽ góp phần gây nên sự phát triển trì trệ của nước Mỹ. Bởi vậy, tìm hiểu. | Nhìn chung, trong 8 năm cầm quyền của tổng thống Truman có khá nhiều biến động cả về chính trị, kinh tế và xã hội. Trong đó, vấn đề chính trị có thể được coi là vấn đề được quan tâm nhất thời kỳ này khi mà Mỹ đóng vai trò là một cực trong cuộc chiến tranh lạnh với Liên Xô. Tiếp theo là vấn đề chuyển đổi nền kinh tế chuyển từ thời chiến sang thời bình. Nước Mỹ đã phải trải qua một thời kỳ suy thoái, tuy không để lại hậu quả nặng nề như cuộc Đại suy thoái trước đây (1929 – 1933) nhưng cũng gây cản trở đến sự phát triển kinh tế, xã hội của Mỹ. Trong khi đó, về mặt xã hội, cuộc sống người dân phải bị chịu ảnh hưởng lớn từ những lên xuống thăng trầm của nền kinh tế lúc thịnh vượng, lúc suy thoái và lạm phát. Đó là còn chưa kể đến sau chiến tranh sự phân biệt chủng tộc giữa người da trắng và người da đen lại nổi lên, trở thành một vấn đề nhức nhối trong xã hội. Bởi vậy, tổng thống Harry Truman đưa ra khá nhiều chính sách đối nội và đối ngoại mà có tác động lớn, làm ổn định và phát triển tình hình chính trị, kinh tế và xã hội của nước Mỹ. Trong đó, nhiều chính sách được tính toán, ban hành và thực hiện để đạt được nhiều mục tiêu cùng một lúc. Ví dụ như việc thực thi kế hoạch Marshall không chỉ là một mục tiêu chính trị mà còn là một mục tiêu về kinh tế. Thực thi kế hoạch Marshall, không chỉ giúp cho Mỹ tăng danh tiếng, tầm ảnh hưởng ở các nước Châu Âu mà còn tạo một cơ sở, một liên minh vững chắc nhằm ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản Liên Xô đang có ảnh hưởng ở nhiều quốc gia Châu Âu. Bên cạnh đó, kế hoạch Marshall còn nhắm tới mục tiêu kinh tế khi giúp Mỹ tạo cơ hội việc làm cho người dân, giải quyết được sản phẩm dư thừa cũng như tăng cơ hội kinh tế cho Mỹ. Chính nhờ những chính sách phù hợp này mà nước Mỹ ngày càng khẳng định được sức mạnh kinh tế, chính trị và xã hội của mình, khẳng định được vị thế của một siêu cường trên thế giới.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
2    64    2    27-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.