THUẬT UỐNG TRÀ VÀ DƯỠNG SINH - phần 2 4. Chén trà Hình dạng chén trà rất phong phú nhưng tựu trung bao gồm bốn loại: Xuân ẩm, Hạ ẩm, Thu ẩm và Đông ẩm. Trời càng lạnh thì miệng chén càng hẹp; trời càng nóng thì miệng chén càng rộng. Các chén trà truyền thống Đông phương không có quai cầm. Vương Hồng Sển (1971) cho biết vào đời Khang Hy, để đáp ứng cho việc xuất cảng sang thị trường Âu châu, các nhà sản xuất đồ sành sứ Trung Hoa mới bắt đầu chế thêm tay cầm cho. | THUẬT UỐNG TRÀ VÀ DƯỠNG SINH - phần 2 4. Chén trà Hình dạng chén trà rất phong phú nhưng tựu trung bao gồm bốn loại Xuân ẩm Hạ ẩm Thu ẩm và Đông ẩm. Trời càng lạnh thì miệng chén càng hẹp trời càng nóng thì miệng chén càng rộng. Các chén trà truyền thống Đông phương không có quai cầm. Vương Hồng Sển 1971 cho biết vào đời Khang Hy để đáp ứng cho việc xuất cảng sang thị trường Âu châu các nhà sản xuất đồ sành sứ Trung Hoa mới bắt đầu chế thêm tay cầm cho các chén trà gọi là tách . Kích thước hình dạng và màu sắc chén trà thay đổi theo thời gian. Theo Phạm Đình Hổ 1998 sau đời Khang Hy 1662-1722 người sành điệu bắt đầu sử dụng các chén nhỏ . Sự việc này cho thấy tầm ảnh hưởng lớn lao của trà Ô-long từ thời điểm đó. Căn cứ theo cách uống trà Ô-long trà thường được pha trong bình chu sa gan gà . Các chén trà luôn nhỏ vì lượng trà chiếm đến 1 3 dung tích của ấm. Màu nước men của tách trà ảnh hưởng nhiều trong việc thưởng lãm trà. Lu Yu 1974 cho biết vào thời nhà Đường các chén trà Yueh Chou được chuộng nhất vì ánh màu lục của chén làm khởi sắc thêm màu của nước trà. Điều này rất tương phản với những chén của các lò khác khi chúng có khuynh hướng làm biến đổi màu sắc của nước trà. Chẳng hạn như chén Hsing Chou có khuynh hướng làm nước trà có màu đỏ nhạt thành màu đỏ đậm chén Shou Chou có nước men màu vàng có khuynh hướng làm nước trà màu đỏ thành màu nâu rỉ và chén Hung Chou có nước men màu nâu có khuynh hướng làm nước trà có ánh đen đậm . Các chén thủy tinh không được chuộng mấy vì tính dễ nứt hoặc dễ vỡ của chúng mặc dù chúng rất thích hợp cho các loại thanh trà và bạch trà. Tại Việt Nam số lượng chén trong một bộ trà khác biệt tùy theo miền. Vương Hồng Sển 1993 cho biết một bộ chén trà tại miền Bắc gồm có một chén tống và bốn chén quân. Tống là từ biến thể của tướng - tên gọi một chén có dung tích lớn hơn chén thường dùng để chuyên trà từ chiếc ấm con rót vào. Tại miền Trung số lượng chén quân giảm xuống còn ba qua thành ngữ Nhất tướng tam quân .