Đầu tư phát triển ngành Chè Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Từ xa xưa, cây chè đã trở nên rất đỗi thân quen với người dân Việt Nam. Chè đã có mặt ngay trong những gánh hàng nước giản dị chốn thôn quê, trong câu ca dao chan chứa tình yêu thương của bà, của mẹ cho đến các áng văn thơ trác tuyệt của các văn nhân thi sĩ hay những lúc luận bàn chính sự. Ở đâu người ta cũng nói đến chè, uống chè và bình phẩm về văn hoá chè Việt. | Chính sách mở cửa, đổi mới nền kinh tế, đã chuyển nền kinh tế Việt Nam từ tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, đã tạo điều kiện cho ngành chè Việt Nam có những bước tiến vượt bậc. Trong gần 50 năm trưởng thành, kinh tế chè từ chỗ là nền kinh tế tự cung, tự cấp, chế biến thủ công, nền công nghiệp chế biến chè nghèo nàn, lạc hậu, chĩ có một nhà máy chè chế biến công nghiệp theo công nghệ OTD đầu tiên tại Thanh Ba, Vĩnh Phú ( 1957 ), đến nay ngành Chè Việt Nam đã có 615 doanh nghiệp chế biến với một số dây chuyền thiết bị hiện đại, tự động hoá; và hàng ngàn cơ sở chế biến thủ công rải rác trong cả nước. Sản phẩm chè VN đã có mặt trên khắp các châu lục trên thế giới và được người tiêu dùng ưa thích và sử dụng. Thành tích đứng thứ 5 thế giới về diện tích và thứ 8 thế giới về sản lượng là một cố gắng không mệt mỏi của tập thể lao đông làm chè, của cán bộ, công nhân viên ngành chè Việt Nam, là sự chuyển biến tích cực trên tất cảc các lĩnh vực : đầu tư phát triển vùng nguyên liệu; đầu tư cho công nghiệp chế biến; đầu tư cho CSHT vùng chè; đầu tư cho hoạt động marketing; đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực và chiến lược thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.