Chí Linh bát cổ là 8 di tích điển hình của thị xã Chí Linh, đồng thời cũng là 8 di tích quan trọng của tỉnh Hải Dương, quan hệ đến nhiều nhân vật và sự kiện lịch sử nổi tiếng của dân tộc. Trong buổi giao lưu giữa các nhà sử học với học sinh, sinh viên tại khu di tích Phượng Hoàng, nơi thờ nhà giáo Chu Văn An, tối 20-12-2008 (25-11-Mậu Tý), chúng tôi có đưa ra một câu hỏi: | Nguyễn Thị Duệ còn có tên là Du, Ngọc Toàn, tên vua ban là Tinh Phi, sinh khoảng năm 1574, tại Kiệt Đặc (nay thuộc phường Văn An, thị xã Chí Linh). Từ nhỏ, bà đã chứng tỏ là một người hiếu học, có bản lĩnh và quyết đoán, được gia đình mời thày dạy học. Năm Quang Hưng 16 tức Khang Hựu nguyên niên(1593), quân Lê Trịnh tàn phá vùng Hải Dương mà người chỉ huy ở đây là Trịnh Tùng, lúc đó đang là Trưởng Quốc công. Nhà Mạc chạy lên Cao Bằng lập căn cứ. Bà cùng cha chạy lên Cao Bằng theo nhà Mạc vào năm 1594. Tại Cao Bằng, bà giả trai đi thi Hội và đỗ đầu. Đây là người con gái đầu tiên của Việt Nam thi đỗ tiến sĩ. Khi vào dự yên, vua Mạc phát hiện bà là gái, ông rất cảm phục, đã không trị tội mà còn lấy làm vợ. Khi quân Lê-Trinh tấn công Cao Bằng (khoảng năm 1625), bà bị bắt giải về Thăng Long, được chúa Trịnh trọng dụng để dậy cung nhân, sau tôn là Đức lão lễ sư. Bà có công lớn về giáo dục, đặc biệt là giáo dục từ xa, từng tham gia chấm thi bậc tiến sĩ. Năm gần 80 tuổi, bà về quê, dựng một am nhỏ trước mộ tổ trên đỉnh đồi gần chùa Huyền Thiên để tu hành. Bà qua đời ngày 8 tháng 11, khoảng năm 1656 (?). Sau khi mất, mộ của bà được mai táng một lần trong một quách đá sa thạch, cạch mộ tổ. Trên mộ xây một ngôi tháp đất nung, nhiều tầng, từ xa đã nhìn rõ mầu hồng rực rỡ. Tháp này đã xụp đổ từ TK XIX, nay chỉ còn phế tích. Năm 2008, khu di tích đã được tôn tạo thành ngôi đền hoành tráng thờ Nguyễn Thị Duệ và đã được xếp hạng cấp tỉnh.